Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Giao thừa đón năm mới 2014 ở Köln - Germany

Tối 31 - 12 - 2014 cả nhà quyết định đi Köln để đón giao thừa , vì  bên này thời tiết lạnh, buổi tối ít ra ngòai nên tui hăm hở lắm , muốn biết về đêm ở thành phố lớn người ta sinh họat ra sao , và nghe nói người ta sẽ bắn pháo hoa ở bên Cây cầu tình yêu bắc qua sông Rhein nên càng háo hức , cứ tưởng tượng đến cảnh pháo hoa rực rỡ in xuống dòng nước lung linh
Ngày cuối năm thời tiết rất đẹp , nắng nhẹ , gió hây hây . Châu Âu nắng nhạt nên khung cảnh mang một mầu sắc thật nhẹ nhàng , nhà cửa , nền đất và cây trụi lá tạo thành một tông mầu nâu xám ... Bình yên ...




Loanh quanh tới các nhà trẻ đón hai cháu đến Köln trời đã tối , thành phố lớn nhưng nhịp sống về đêm không hề ồn ã , nó khoan thai tận hưởng thành quả của sự văn minh .
Sẽ ra sông ngồi chờ bắn pháo hoa lúc giao thừa , có nghĩa sẽ về đến nhà hơn 1 giờ sáng . Vậy thì phải ăn đã , mà ăn thì phải tìm đến cửa hàng châu Á , muốn ngon trước hết cần hợp khẩu vị . Và đây là tiệm ăn của người Trung Hoa .
Anh Toni đã uống sữa nên ngủ say , còn em Anna đang chờ chọn món . Lâu thế nhỉ ? đói đến bần thần !

Một quyển Menu dày đầy các món ăn Âu , Á , hoa cả mắt . Gọi ra chắc gì đã ngon , nhiều khi ăn không nổi , chi bằng ăn lẩu tự chọn ...
Đủ các thứ để chọn , khách nơi đây khá đông , khách châu Á nhiều , mà khách châu Âu cũng lắm ,các ông Tây cũng rất sành ăn lẩu . Không dám chụp ảnh họ , nếu tùy tiện nhiều khi bị kiện đấy .
Tui thì chỉ thích rau , thấy rau nhiều là thích . Ở bên này ăn rau không phải băn khoăn chuyện bị ngộ độc .
Và cũng rất thích thịt Cừu , thịt Cừu mềm và ngọt , mau chín như thịt bò nhưng ngon hơn , chỉ cần nhúng sơ là ăn tốt .

Tôm ở Đức thường rất chặt thịt và không ngọt như Tôm của Việt Nam ( công nhận  thực phẩm các lọai ở Việt Nam  ngon hơn bên này) - Ở đây có Tôm châu Á , chắc của Tàu , ngon như Tôm của Việt Nam , Anna thích lắm nên chén tì tì .
Phía trên là nồi lẩu nhúng, còn dưới là chỗ để nướng . Đúng là tiện , thích gì ăn nấy .
Đã quá bữa nên Anna ăn tích cực , không phải dỗ dành để bón như khi ở nhà , điều này ngọai rất khóai .
Ăn xong lại có hành động thật kỳ quặc ,mong rằng các vị khách hào hoa ở đây dừng nhìn thấy .Anna  chắc cũng thấy khó coi nên đưa mắt liếc phóng viên .
Xong khỏan ăn tối cả nhà kéo ra đường , đêm cuối năm thật là huyền diệu , Nhà thờ Dom huyền ảo trong ánh sáng được hắt chiếu theo thiết kế tuyệt vời . Người khắp nới bắt đầu đổ về đây náo nức đón giờ thời khắc đẹp của năm mới .
Nhà Ga Köln rộn rịp , tầu tốc hành là phương tiện giao thông an tòan hơn cả , họ có thể vừa đón giao thừa vừa thả sức uống với bạn bè , sau đó  chỉ cần lắc lư, gật gù vài chục phút để trở về nhà an tòan
Sân nhà thờ Dom như cái bao lơn rộng lớn , đứng từ trên cao mặc sức ngắm nhìn đường phố đẹp lung linh . Đêm lạnh , gió ở đây rất lớn , nhưng những cái đó chỉ làm tăng thêm cảm giác tuyệt diệu cho đêm này . Người ta xúng xính trong những bộ trang phục mùa đông có mũ lông to xù , và nhô ra dưới đó cái mũi lõ rất đẹp . Dưới chiếc mũ của tui chỉ nhô ra cái mũi châu Á hạng bét thôi . Nhưng mà không sao , sau lần áo của tui có trái tim Việt và tâm hồn rất Việt   :)
Hình ảnh nữ thần kết bằng đèn Led được trang trí từ hôm tổ chức Chợ Noel , nay vẫn rực rỡ , xì xồ xung quanh là đủ thứ ngôn ngữ , người ngọai quốc ở đây rất đông , người ta đến sinh sống ở đây để hưởng thụ và tuân thủ nếp sống hòan thiện của nước Đức .


Dạo một vòng ở khu vực nhà thờ để tận hưởng không khí lễ hội , sau đó cả gia đình rẽ ra đường xuống cầu Hohenzollernbrücke . Đứng từ dưới cầu nhìn lên vẫn thấy nhà thờ Dom cao lớn và sáng rực rỡ trong màn đêm .
Lúc này người đi đón giao thừa càng tấp nập hơn , nhưng trong khung cảnh nô nức đón năm mới vẫn có cảnh tượng đau lòng , đó là một số người ăn xin nằm ngổn ngang, có nơi là đôi vợ chồng , cũng có nơi là cả gia đình , họ đến từ các nước lân cận đang có chiến tranh , chính sách nhân đạo của nước Đức không cho phép xua đuổi họ , họ sẽ được đưa vào các trại tị nạn và xét để định cư.



Vì có cháu nhỏ nên cả nhà không dám xuống gần cầu , sợ đông người , khi xẩy ra biến cố dẫm đạp lên nhau rất nguy hiểm .Đứng từ xa nhìn xuống , Cầu Hohenzollernbrücke nổi lên rực rỡ ,tượng đài vị tướng cưỡi ngựa sừng sững ọai nghiêm . Dưới dòng sông những ca-nô lớn phục vụ du khách cao 3 tầng chạy qua lại , các cửa số trên mỗi tầng đều treo rèm rất đẹp và sáng trưng ánh đèn . 

Bây giờ mới 20h , còn chờ những 2 tiếng nữa mới đến thời khắc . Rét quá , càng về khuya nhiệt độ càng xuống thấp , các cháu nhỏ ngồi xe có mái trùm và chăn ấm nên ngủ ngon lành , người lớn nhấm nháp cốc cacao sữa nóng đợi chờ . 
Càng gần đến giao thừa người kéo đến càng đông , họ xách đồ uống , đi từng đòan , đa số mang theo pháo hoa , đây là điểm bắn pháo hoa vui chơi đêm giao thừa đã trở thành nét văn hóa của người Đức , họ không bắn lẻ tẻ ở khắp nơi mà đổ về đây để tạo nên một đêm pháo hoa hòanh tráng .
Trong lúc chờ đợi mọi người chuyện trò râm ran vui vẻ , uống thả phanh . Cạnh chỗ tui ngồi có một đôi trai gái chẳng nói gì vì họ đang bận hôn nhau , họ chẳng thèm để ý quanh chỗ mình  người đến càng đông  , không thèm để ý tuy chưa đến giờ nhưng pháo hoa đã lác đác nổ ,  càng gần đến giao thừa càng nhiều hơn . Cho đến sát giây phút chuyển giao năm cũ và năm mới môi họ vẫn gắn vào nhau như thế , nếu họ đi thi "hôn lâu" sẽ là quán quân của thế giới , đạt kỷ lục Guinness như chơi .

Và giao thừa đã đến , một trời pháo hoa sáng lung linh trải rộng khắp nơi , người ta hớn hở reo hò  , chắc chắn lúc này chẳng ai bận tâm đến âu lo , mọi nỗi niềm tạm quên lãng để bay lên trong đêm pháo hoa , bay lên trong sự hưng phấn tột cùng . Khói mù mịt làm không gian như ấm hơn , một lượng pháo hoa khổng lồ đủ để nổ tưng bừng kéo dài trong 30 phút .
Điều đọng lại trong tui là người đi xem bắn pháo hoa rất đông ,đứng nêm chặt 2 bờ sông , đứng kín cả cây cầu Hohenzollernbrücke nhưng không có sự bạo động gây rối trật tự nào , mọi người đều tỏ ra văn minh lịch sự mặc dầu đa số đều đi thành từng tốp và uống bia rượu rất nhiều , nhờ thế mọi người được tận hưởng một đêm giao thừa trọn vẹn và hạnh phúc .
------------------
Du lịch châu Âu, du lịch nước Đức , bắn pháo hoa , Hohenzollernbrücke , Köln , giao thừa ở Đức


Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Sum vầy .

Mấy hôm nay bà Nguyệt vào , ở nhà tổ chức đi tham quan , mẹ Tâm gửi sang một số ảnh , ngọai mừng quá đưa vào blog ngay.
2Trông bà Nguyệt ngày càng trẻ ra , bà luôn vui vẻ lại hát hay , thường tham gia văn nghệ nên tâm hồn lúc nào cũng phơi phới , vì thế đã 74 tuổi mà cứ như mới 50.Còn mẹ Tâm đứng bên bà Nguyệt trông nghiêm chỉnh như người lớn ấy nhỉ .

1
Chị Linh Hương thì trông như gái Hàn Quốc , Em Linh Giang và Uyển Nhi chắc mê chị lắm , con gái với nhau mà lị .
3Bà Nguyệt và mẹ Tâm tình cảm ghê chưa , ngọai nhìn mà phát ghen .
6Khiếp ! mẹ Tâm điệu kinh quá ! không hiểu phó nháy là ai đây , nếu là ba Hiền thì lần sau bắt mẹ Tâm đứng cho thẳng nhé , đứng thế ngã thì nguy   :D
7Nghe nói em Giang mê bà Nguyệt rồi , ngọai tủi thân lắm , ngọai khóc hu hu đây này    :(
8Bà Nga năm nay cũng 66 tuổi rồi , vậy mà vẫn cứ mơn mởn lắm , cười tươi thế kia . Mẹ Tâm lo động viên hai bà cười tươi như hoa nở , để hai con gái ỉu xìu thế hả   :)
9Uyển Nhi làm chi mà kỳ cục rứa hầy , chắc chạy đi mua kem  mời hai bà ăn .
10
Nhà tưởng niệm bà Hòang thị Loan thân mẫu Bác Hồ được sửa sang đẹp quá . Bốn bà cháu cũng đẹp luôn .
11Linh Giang đeo ống nhòm trông giống Việt Kiều đi du lịch quá .
12Có hai bà tháp tùng hai bên sướng nhỉ , nhưng chắc Linh Giang leo núi cũng mệt rồi , mặt có vẻ nghiêm trọng quá .
13Hai chị em đã thân nhau chưa , nói nhỏ với nhau cái gì vậy , chắc Uyển Nhi hứa vài năm nữa sẽ cao như chi Linh Hương
14
Mệt rồi nên Linh Giang phải nhờ đến sự hỗ trợ của ba Hiền , Bây giờ thì Linh Giang là người cao nhất .
15Không hiểu bà Nga đang phát biểu điều gì  mà trông hùng hồn như đọc tuyên ngôn độc lập ấy nhỉ    :D
16Một nơi nghỉ chân tuyệt đẹp .
17Thích nhỉ , vậy mà không có ngọai đi cùng .
18Chị Linh Hương và Uyển Nhi đang chạy ma ra tông lên núi .
19Bà Nguyệt chỉ cái gì chắc đẹp lắm , mặt em Linh Giang tươi thế kia .
20Halo hai chị em , ngọai yêu hai chị em lắm .
21Halo Linh Giang - Pặc cà ra ki xặc    :D
22Chời chời ! mẹ Tâm điệu quá hóa thấp tè .
23Hai bà chăm chút cho cháu yêu quá , Linh Giang sướng ghê .
Nhìn mọi người sum vầy thấy ấm áp quá , khi nào ngọai về mà bà Nguyệt vào 3 bà sẽ đi chơi ,sẽ hát karaoke ...
Chúc mọi người luôn vui vẻ đầm ấm nhé .
----------
Quê bác Hồ , kim Liên , Nam đàn .

Cún Con ngộ nghĩnh .


Cún là em của chị Thỏ , Cún yêu chị Thỏ nhưng lại hay bắt nạt chị lắm vì chị rất hiền . Năm nay Cún 6 tuổi  , là sinh viên lớp 1 . Ba mẹ đi làm suốt ngày , bà ngọai chăm sóc Cún và dạy Cún học bài . Bà Mai (bà ngọai của Cún) là người rất hóm hỉnh ,  Cún kế thừa và phát huy cực kỳ tốt tính cách này , vì thế ngọai cứ luôn cười nghiêng ngả vì Cún.
Cún đây
Cún thông minh nhưng lại ham chơi ,chơi thì thích hơn thật , những trò chơi vừa lý thú vừa không phải nhăn trán nghĩ , mỗi lúc ngọai nhắc Cún học , cún than thở" đời sao  khổ thế
này".


Chán nhất là tập viết , ngọai  nguyên tắc lắm , bắt viết đúng hàng , đều đặn , việc gì phải thế nhỉ , cứ nhấp nhô lên xuống vẫn đọc được cơ mà , Cún chỉ thích học lớp 4 như chị Thỏ thôi , lớp 4 sẽ không phải tập viết .Cái trò tập viết thật là vớ vẩn , đã ghét rồi ngọai còn hay bắt viết .
Tóan cọng trừ trong phạm vi 10 sao khó thế , cứ phải tính , mà tính thì chán lắm . học phép nhân lại hay hơn , ví dụ 2x10=20 hoặc 3x10=30 biết ngay kết quá . Cứ biết kết quả nhanh là tốt , cọng trừ làm gì cho rắc rối .
Giai thọai về sự ngộ nghĩnh hàng ngày của Cún dài dài , Cún không biết mình ngộ đâu nhé , tự nó thế thôi 
----------------
Ngộ nghĩnh trẻ thơ , hạnh phúc gia đình , nuôi con khỏe dạy con ngoan 


Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Hoa hậu của ngọai .


Uyển Nhi có nhiều sở thích lắm : Thích được đi du lịch , thích đi shopping cùng ba mẹ , thích dạo công viên , thích diện ngay những bộ quần áo mới mua , thích nghe kể chuyện , thích chơi với em bé , thích học bài nhưng với điều kiện là học với ba , nói chung là thích rât nhiều thứ  .
Thế mà có một thứ Uyển Nhi không thích . Mấy lâu nay trên truyền hình hay có các chương trình thi hoa hậu . cô nào cũng đẹp , cô nào cũng diện những bộ váy áo rực rỡ . Thấy Uyển Nhi ngưỡng mộ xem một cách say sưa ngoại đùa : -Uyển Nhi thích thi hoa hậu không? ngoại đăng ký cho 

Photobucket

Uyển Nhi lắc đầu quầy quậy
-Nỏ mô , con nỏ thi hoa hậu mô .
-Răng rứa hầy , con nhìn các cô thi mà coi , nếu được vương miện là vinh dự lắm đó , con có thích vương miện không.



-Có ạ.
- con đi thi nha.
-nỏ thi mô , con sợ về nhì .
Hê hê , buồn cười thật , Bình thường Uyển Nhi hiếu thắng lắm , thích mình cái gì cũng nhất , có lẽ cũng thấm thía được nỗi buồn của những cô không đoạt được vương miện , vì thế tránh là hơn .
-Uyển Nhi có thích cái vương miện của cô hoa hậu đó không?
-Con thích lắm ạ
-Thích mà không thi thì mần răng mà có vương miện .
Uyển Nhi nói đầy vẻ tự tin :
-Con sẽ nói ba mua cho con
Rứa là ngoại thua luôn .
Photobucket
Rồi Uyển Nhi cũng thành hoa hậu , vương miện của ba mua , cúp thì ngoại lấy của hoa hậu Ngọc Hân rồi cắt bỏ phần dưới vì to quá , sau đó ghép vào tay cho Uyển nhi cầm . Uyển Nhi đội vương miện cầm cúp vẫy tay chào khán giả .
Thỏa mãn thật , không phải thi mà vẫn là hoa hậu , và có một điều chắc chắn là không bị về nhì .
Photobucket
Ngoại dặn Uyển Nhi :
-Là hoa hậu rồi thì phải chăm học bài nhé , năm nay mẫu giáo lớn , sang năm học lớp một rồi đó .
Uyển nhi cười tươi rói trả lời :
-Ngoại VÔ TÂM đi , con hứa sẽ chăm học mà .
Uyển Nhi thích dùng từ theo kiểu người lớn như vậy , yên tâm lại nói là vô tâm he…he…he…

---------------
Ngộ nghĩnh trẻ thơ , baby xinh xinh , gia đình hạnh phúc , nuôi con khỏe dạy con ngoan  

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Truyện ngắn : Hai ngọn nến .

Đã mấy tuần nay người đàn ông vật vã với một căn bệnh hiểm nghèo. Nhiều khi ông cảm thấy hơi thở lạnh lẽo của thần chết đang phủ kín cơ thể, khiến ông phải cố thở hắt ra để tranh giành từng phút giây của sự sống. Song, không phải ông vật vã vì chứng bệnh nan y của thể xác, điều đó với ông nào có ý nghĩa gì. Các bác sỹ chỉ có thể làm dịu cơn đau trên mình ông, chứ họ không thể làm nguôi ngoai được một chứng bệnh tinh thần mà ông đã phải đeo đẳng nó suốt mấy chục năm qua.

Tình yêu ! Phải, chính tình yêu của người vợ hiền suốt cả cuộc đời dành trọn cho ông đã thức tỉnh lương tri một người đã có một thời lầm lỗi. Tình yêu của  người vợ càng nồng nàn bao nhiêu thì nỗi ân hận càng  vò xé lương tâm ông bấy nhiêu. Từ khi còn trai trẻ cho tới khi mái đầu đã bạc, nhiều lần ông định thú lỗi với vợ, nhưng ông chưa đủ dũng cảm để nói lên điều đó. Ông sợ sự thật phũ phàng sẽ làm tiêu tan tất cả tình cảm, sẽ làm mất đi giá trị căn bản của nghĩa vợ tình chồng. Vợ ông sẽ nghĩ gì, sẽ đối xử với ông ra sao, trong khi suốt cuộc đời làm vợ, bà luôn tỏ ra kính trọng ngưỡng mộ ông. Nhưng bây giờ khi đối diện với cái chết, ông lại không đủ dũng cảm để đem theo thật xuống mồ.
-   Mình ơi ! Tiếng gọi trìu mến của vợ khiến ông mở choàng mắt như bừng tỉnh. Vợ ông bưng trên tay một cốc sữa sóng sánh, bốc hơi nghi ngút.

-         Mình cố uống ngụm sữa kẻo kiệt sức, suốt cả ngày nay mình không ăn uống gì rồi – Vừa dịu dàng nói bà vừa luồn tay nâng đầu ông dậy. Chiều lòng vợ, ông uống một ngụm sữa nhỏ. Nhưng một cơn ho kéo dài khiến ông kiệt sức lả người xuống, ông cố gắng đưa bàn tay gầy guộc vuốt ve khuôn mặt đẫm nước mắt của vợ đang cúi sát người ông. Bà cầm tay ông áp vào ngực mình. Từ trong yên tĩnh ông nghe âm vang một con tim đang thổn thức, ông hiểu vợ ông đang xúc động.


-         Mới thế mà đã mấy chục năm rồi mình nhỉ ! Ông cố nói với bà bằng chất giọng trẻ trung của hơn 40 năm về trước. Những thanh âm rung lên bị ảnh hưởng của hơi thở khò khè, khiến nó trở nên khàn đục và đứt đoạn. Nhưng dẫu sao thì lời nói đó cũng làm cho bà vợ vui vẻ hẳn lên, bà nhìn  chồng đắm đuối như thể dạo nào rồi nói:


-         Ừ nhỉ ! Thế mà nhanh thật đấy. Tôi cứ ngỡ là như mới hôm qua… Bà nhanh nhẹn đứng dậy, mở tủ lấy cuốn album rút ra một tấm ảnh đã ố vàng – ảnh ngày cưới của chúng ta đây, mình có muốn xem không ?


Ông run run cầm lấy tấm ảnh, nhìn giây lát rồi bật khóc rưng rức. Tiếng khóc làm bà vợ hốt hoảng, bà vội quỳ xuống bên ông:


-         Tôi xin lỗi mình vì đã vô tình gợi cho mình nhớ về thời tuổi trẻ, trong khi mình đang đau yếu…


-         Không, không… Mình không có lỗi gì cả… Chính tôi… Chính tôi mới có lỗi với mình… Tôi… tôi đã lừa dối mình…


-         Trời ơi ! Bà thảng thốt kêu lên – Mình chẳng có lỗi gì cả… Mình không lừa dối tôi điều gì cả… Chỉ có tôi – Bà chợt bưng mặt oà khóc. Ông khẽ khàng vuốt nhẹ mái đầu lốm đốm những sợi bạc của bà đang ngả vào vai mình. Bà vẫn để yên cho ông vuốt ve âu yếm. Một lát sau, bà ngẩng đầu lên, chợt bắt gặp ông đang nhìn mình bằng một ánh mắt khác lạ, vừa như khắc khoải, vừa như muốn van xin


–           Mình có tin những điều tôi sắp nói đây không ? Ông hỏi bà bằng giọng nói của một con chiên xưng tội.


- Tôi xin thề với mình là tôi tin, như suốt đời tôi đã hằng tin mình… Bà rên rỉ nói với ông qua làn nước mắt.


Một cơn đau dữ dội trong lồng ngực khiến ông phải nhăn mặt, nhưng ông cố ghìm lại cơn đau khiến toàn thân co rúm:


-         Mình ơi ! Ông nói – Mình suốt đời tin tôi, thế mà mấy chục năm nay tôi đã lừa dối mình, tôi đã nghiễm nhiên tận hưởng tình yêu của mình, trong khi bản thân tôi không xứng đáng làm người bạn đời của mình…


-         Trời ơi ! Mình đừng nói thế… Chính tôi…


-         Mình hãy để cho tôi nói hết đã… Tôi biết… tôi không còn sống được bao lâu nữa… tôi muốn thú thực hết với mình để có sang thế giới bên kia thì linh hồn tôi cũng đỡ cắn rứt…


Cố giữ cho giọng nói bớt run rẩy và không bị ngắt quãng, ông nói với bà bằng lời của kẻ sám hối :


-         Suốt mấy chục năm qua, chắc lúc nào mình cũng nghĩ rằng tôi là một người bạn đời lý tưởng, một người chồng mẫu mực của mình. Thế nhưng, tôi lại phản bội tình yêu của  mình trước khi tôi quen, yêu và cưới mình làm vợ…


Căn phòng chợt sẫm lại trong bóng hoàng hôn đang từ từ buông xuống, bà rón rén đứng dậy thắp một ngọn nến cắm lên bàn. Lát sau, ánh sáng leo lét của ngọn nến toả trong căn phòng.


-         Cách đây hơn 40 năm, tôi hãy còn là một thanh niên ngoài 20 tuổi. Tuy chưa yêu ai. Song, ở cái tuổi đó con người ta đều có thể hành động được bất cứ điều gì mình muốn, kể cả những hành động điên rồ, dại dột nhất, và chính tôi cũng đã có lần hành động điên rồ, dại dột như thế…


Một cơn ho dữ dội lại cắt ngang lời ông. Trời cuối thu, vài cơn gió lạnh bất chợt lùa vào phòng, khiến ngọn nến lung lay muốn tắt. Bà vội đứng dậy kéo rèm cửa và quay lại thắp thêm một ngọn nến nữa, đoạn ngồi gần ông, nét mặt không nén nổi sự ngạc nhiên lẫn xúc động.


-         Hồi đó nước mình còn chiến tranh – Ông nói tiếp – Tôi làm thợ ở nhà máy gỗ Vinh. Thành phố bấy giờ đang là một thị xã bé nhỏ. Đêm đêm, người ta phải tắt điện vì sợ bị máy bay ném bom, bởi vậy mỗi lần đi ca về, tôi lại phải lội bộ quanh co trong những  hẻm phố. Một đêm như thế, đang trên đường về nhà, chợt có tiếng máy bay và sau đó là tiếng bom nổ, nhà cháy và người kêu khóc. Tôi hốt hoảng nhảy đại vào một căn hầm lộ thiên bên vệ đường, đạp phải một ai đó đã xuống trước. Người đó bật lên tiếng kêu khi bị tôi dẫm phải. Tôi nhận ra đó là một phụ nữ, đúng hơn đó là tiếng kêu của một cô gái. Tôi hơi lúng túng, nhưng không biết xử trí ra sao vì trên kia tiếng bom vẫn nổ liên tục… Mặc dù cô gái cố nép vào vách hầm, nhưng một phần thân thể cô ta vẫn chạm phải người tôi. Hơi ấm nồng nàn làm tôi tự nhiên rạo rực, tôi không đủ nghị lực để cưỡng lại lòng mình nên…Mặc dù cô ấy cố vùng vẫy, kêu khóc nhưng làm sao có thể chống cự được sức trai mới lớn… Khi đã thoả mãn, tôi bắt đầu thấy sợ. Biết đâu ngày mai cô ta sẽ đi báo với chính quyền. Hồi đó người ta trị tội này nghiêm lắm. Nỗi lo sợ đã làm tôi trở nên một con thú dữ. Tôi đã siết cổ cho tới khi cô ta rũ ra như một tàu lá, rồi tôi nhảy lên khỏi hầm chạy thục mạng mặc cho nhà vẫn cháy và tiếng bom vẫn nổ… Sáng hôm sau, tôi quay lại để nghe ngóng tình hình thì căn hầm đã bị một quả bom khoét thành lỗ sâu hoắm…


-         Trời ơi ! chẳng lẽ… Người đàn bà khóc nức nở… Bà muốn nói nhưng tiếng nấc trào lên khiến bà không thốt thành lời. Người đàn ông cũng khóc, nhưng rồi ông cố nói với bà bằng những lời thống thiết:


-         Mình hãy tha lỗi cho tôi ! Suốt cả cuộc đời tôi chịu ơn mình đã thương yêu chăm sóc tôi. Cũng vì thế mà tôi ân hận, lương tâm tôi bị dày vò mấy chục năm qua. Tôi đã phạm vào hai tội lỗi lớn: đã lừa dối mình và giết hại cuộc đời người con gái đáng thương kia… Sự xúc động lên đến tột độ nên ông phải ngừng lời, ngực phập phồng theo từng nhịp thở dốc.


-         Mình ơi ! Chẳng lẽ lại như thế này sao? Người đàn bà vừa nức nở vừa nghẹn ngào nói – Suốt mấy chục năm qua, tôi đã cố gắng sống tốt với mình. Ngoài tình yêu, tôi còn phải cố gắng bù đắp cho mình những mất mát mà mình không thể ngờ tới. Tôi nghĩ, tôi cũng đã lừa dối giấu giếm điều đó, vì mình sống tốt với tôi quá. Nhiều lần tôi định thú lỗi với mình, nhưng sợ mình ruồng rẫy, ghét bỏ nên tôi không dám nói… Thế mà… Người đàn bà chợt rên lên – Mình có biết không ? Cô gái bị mình hãm hiếp đó chính là tôi đây. Hồi đó tôi đang sống ở Hà Nội vào Vinh thăm bà cô. Tới đó thì có máy bay… tôi bị gã đàn ông, tức là mình đó hiếp và bóp cổ. Nhưng tôi chỉ bị ngất, được mấy anh du kích phát hiện và đưa đi cấp cứu… 5 năm sau, khi chiến tranh kết thúc, tôi theo gia đình chuyển vào Vinh mới được gặp và lấy mình…


Người đàn bà ngước cặp mắt đẫm lệ lên nhìn chồng. ánh sáng của hai ngọn nến lung linh đủ cho bà thấy ông nằm bất động, đôi mắt hé mở như không nỡ dứt bỏ người yêu quý của mình và với một nụ cười thanh thản trên môi…



                                                                                                                 Nguyễn Ngọc Đức

--------------------
Truyện ngắn hay mỗi ngày , truyện ngắn hay, sám hối , vợ chồng chung thủy

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Nói về đấng mày râu .


Lâu nay trong các bài viết về hôn nhân và gia đình , người ta thường nói người phụ nữ phải thế này...thế kia...để giữ gìn hạnh phúc. Trong đó người phụ nữ phải đủ các phẩm chất " công - dung - ngôn - hạnh " , và khi tan vỡ thì phải tự vấn với bao câu hỏi vì sao , chẳng hạn như những câu hỏi VÌ SAO CHỒNG BẠN NGỌẠI TÌNH :
Ảnh từ intenet
Có công bằng không khi cha ông ta ngày xưa đã chẳng đặt một chuẩn mực nào cho nam giới . Công bằng hay không khi đã ở thế kỷ 21 người ta vẫn theo quan niệm phong kiến đó , chỉ đòi hỏi người phụ nữ phải làm tốt và làm hơn thế mà không phán xét đàn ông . Người phụ nữ ở Việt Nam bị xem thường và bị bóc lột sức lao động ngay chính trong ngôi nhà của mình .Vẫn có những người chồng tốt , biết thương yêu và giúp đỡ vợ trong công việc gia đình , nhưng đó chỉ là thiểu số , là quá ít trong một xã hội đầy rẫy sự bất bình đẳng .Và khi tham gia làm việc nhà người chồng vẫn được xem là giúp đỡ vợ , được ca ngợi , chứ không phải làm việc hiển nhiên vì trách nhiệm.


Ở những nước văn minh phụ nữ rất được coi trọng , điều đó  không có nghĩa vì người phụ nữ tài giỏi hơn đàn ông , đơn giản vì họ là phái yếu mà người đàn ông có trách nhiệm phải che chở và nâng niu . Hình ảnh người đàn ông đẩy xe nôi , địu con trước ngực , xách hành lý nặng đi bên người phụ nữ rất quen thuộc và thường tình ,họ rất giỏi vào bếp và hết sức sạch sẽ ( lau cửa kính , hút bụi , phơi phong quần áo).

Ở cùng tầng 3 với tôi có hai vợ chồng người Đức đã già lắm rồi , ông cụ 93 tuổi bị ung thư da nên rất yếu , bà cụ ngòai 80 tuổi còn tương đối khỏe mạnh . Dù mỗi bước đi có cảm giác như ông cụ sắp khụy xuống , vậy mà ông vẫn tranh làm cho vợ công việc trong nhà (họ không có con) . Tòa nhà tôi ở xây dựng đã lâu nên không có thang máy .Một lần tôi gặp họ đi  mua thực phẩm về , ông cụ leo thang gác với một túi nặng trên vai và một túi xách ở tay . Ông phải bám vào tay vịn cầu thang mà nhấc từng bước , thở như kéo bễ . Tôi vội lao tới xách hộ đồ nhưng ông cương quyết từ chối , thấy tôi cứ nhiệt tình muốn giúp đỡ , ông chỉ tay ra hiệu hãy giúp vợ ông . Tôi chạy xuống mấy bậc cầu thang để giúp bà cụ , khi cầm chiếc túi trên tay bà thấy nhẹ tênh . Tôi kể lại chuyện đó , con gái tôi bảo " ông cụ không bao giờ để phụ nữ giúp mình đâu , ông cho rằng để phụ nữ giúp mình là một sự sỉ nhục" .

Ở Việt Nam phụ nữ phấn đấu để đạt được sự bình đẳng như nam giới . Ngày nay về trí tuệ đàn ông không còn dám xem thường phụ nữ , vì phái yếu thực sự tài giỏi trong các lĩnh vực . Tuy vậy phụ nữ vẫn chưa thực sự được bình đẳng , ngòai việc làm kinh tế họ còn phải sinh con , chăm sóc gia đình với một khối lượng công việc ngập đầu .Và phụ nữ còn phải học thật nhiều"kỹ năng sống"  để chồng khỏi "chán cơm thèm phở"
Việt Nam phát triển và đang trên đà hội nhập với thế giới , mong rằng đàn ông Việt nam  sẽ văn minh hơn khi đối xử với phụ nữ .
********


Kỹ năng sống , hạnh phúc gia đình , hôn nhân và gia đình 

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Truyện ngắn : Một trái tim yêu .

Hồi nhỏ, sau khi học về, lũ trẻ chúng tôi thường hay sang nhà chị chơi. Mỗi lần như vậy chị lại chia phần quà cho chúng tôi. Cũng chẳng có gì to tát, thường những món quà của chị chỉ là những quả chuối tiêu đã chín bầm, củ khoai lang luộc, vài hạt mít rang, nếu sang lắm cũng chỉ là mấy cái kẹo bột. Nhưng ở quê đối với lũ trẻ con chúng tôi đó là những món quà đắt giá. tôi thường được chị chiều chuộng hơn cả, có lẽ do tôi nhỏ con nhất bọn, nhưng cũng có lẽ tôi là một đứa trẻ ngoan, những lúc chị chia phần tôi không hau háu như những đứa khác, mà chỉ đứng chờ khi nào chị đưa cho thì mới nhận. Cũng có lẽ vì vậy mà phần của tôi thường nhiều hơn, to hơn những đứa khác.

 Trong khi chúng tôi đang thưởng thức món quà quê thì chị bắt đầu kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cổ tích. Chuyện của chị thường kể về chuyện tình giữa những chàng hoàng tử và nàng công chúa. chị không biết chữ, nhưng đến bây giờ tôi vẫn ngạc nhiên là tại sao hồi đó chị lại kể rất hay về những chuyện như Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, Nàng Công chúa ngủ trong rừng, Nàng bạch Tuyết và Bảy chú lùn… Giọng kể của chị thánh thót, ngân nga và phảng phất trong đó có một nỗi buồn man mác. ấy là sau này lớn lên tôi cảm nhận vậy thôi, chứ hồi bấy giờ tôi chỉ biết hãnh diện khi được chị cho ngồi gần và há hốc miệng như nuốt lấy những câu chuyện diệu kỳ của chị. Hồi đó tôi mới lên bảy. Còn chị hơn tôi mười tuổi. Chị đã là một thiếu nữ.


Người trong làng kể lại, khi chị mới ra đời cha mẹ đã định bỏ chị tại nhà hộ sinh để trốn về. Chẳng qua họ quá hoảng sợ vì đã sinh ra một đứa trẻ dị dạng. Có lẽ chỉ trừ khuôn mặt, phần ngực và đôi tay là giống với muôn vàn đứa trẻ bình thường khác, nhưng đứa bé lại có một chiếc lưng gù, đôi chân queo quắt và những khối u trên thân thể. Bác sỹ kết luận do ông bố nhiễm chất độc màu da cam ở chiến trường nên đã sinh ra đứa trẻ tật nguyền. Hai vợ chồng khóc và sực nhớ trước đó người vợ đã mấy lần sẩy thai. thế là mọi mơ ước có những đứa con xinh đẹp đã tàn lụi. Trong đêm mưa, người chồng dìu vợ chạy trốn, bỏ lại đứa bé đang ngọ nguậy co quắp trên giường. Nhưng họ không thể đi nổi, bởi tiếng khóc ngằn ngặt xót xa như van xin, như khẩn cầu nghe đến não lòng, dù đã bỏ trốn một quãng xa, nhưng tiếng khóc vẫn đeo đẳng; khiến họ không đủ can đảm để dứt bỏ một hình hài, dù dị dạng nhưng cũng là thịt, là xương của họ. Thế là đứa bé được đưa về, được bú mớm và lớn lên trong tình thương của cha, lời ru của mẹ. Đứa bé gái ấy chính là chị.
Trong ký ức của tôi, chị là một người con gái đẹp tuyệt vời. Chị có đôi mắt to sáng, cái nhìn thăm thẳm dưới làn mi cong, mũi thẳng, và đôi môi nhỏ chúm chím lúc nào cũng chín mọng, mái tóc của chị đen, càng làm cho khuôn mặt trái xoan có một cái gì đó thật thánh thiện, tinh khiết như cỏ cây hoa lá. tôi đã từng nghe mọi người nói với nhau nếu không bị tật nguyền chắc chị sẽ trở thành hoa hậu, còn đám trai làng thì thào tiếc thay cho chị và cả cho họ rằng nếu cái Diệu (tên chị ) không bị làm sao thì họ sẵn sàng đến trồng cây si trước cửa. Có lẽ từ khi tôi biết nghĩ cho tới khi chị mất, chưa bao giờ tôi thấy chị cáu bẳn hờn trách ai điều gì. khoé môi chị luôn ẩn chứa một nụ cười khi chị nói chuyện với ai, dù đó là một chàng trai, trẻ nhỏ hay một cụ già. Nhà chị ở sát đường làng, nên cứ mỗi chiều, chị lại cố lê mình trên hai chiếc ghế gỗ thay cho đôi chân ra ngõ. Gặp ai chị cũng trò chuyện với họ đôi ba câu. thật kỳ lạ; bất kỳ ai sau khi trò chuyện với chị cũng tỏ ra vui vẻ, mọi ưu phiền, bức bối trong cuộc sống thường nhật cảm giác như tan biến, nhường chỗ cho một sự thư thái, thanh thản đến ngạc nhiên. Khi tôi tỏ ý thắc mắc về điều kỳ lạ này, chị luồn hai bàn tay với những ngón tay thon mềm như búp măng vào mớ tóc cháy khét vì nắng của tôi và dịu dàng nói: “ Chị muốn mang đến niềm vui cho mọi người, em ạ! ”. Những lúc như vậy tôi lại thấy trong đôi mắt thăm thẳm của chị long lanh hai giọt nước. Tôi hỏi tại sao chị lại hay kể về mối tình giữa những chàng hoàng tử và nàng công chúa. Chị cười buồn “ Thường khi người ta không có được điều gì thì lại hay mơ ước về điều đó ”. Có lần tôi sang thấy chị đang ngồi ngơ ngẩn một mình, trong tay là một tờ báo. tôi hỏi sao chị ngồi buồn vậy, chị lắc đầu không nói, nhưng tôi thấy tờ báo có in hình một đôi nam nữ đang hôn nhau. mãi sau này lớn lên, tôi mới hiểu nỗi ngẩn ngơ của chị.
năm tôi học lớp 12, mặc dù bận rộn cho việc sách đèn thi cử, nhưng khi rảnh rỗi tôi lại sang nhà chị chơi. Bấy giờ chị đã hai mươi bảy tuổi. Cái tuổi ở quê người ta thường đã có một mái ấm yên vui, đầy tiếng cười con trẻ. Những người cùng lứa đã trở thành đàn bà từ lâu. Nhưng chị vẫn cô quạnh một mình. Chị vẫn là thiếu nữ. Điều dễ hiểu đó tôi không giải thích nữa, nhưng tôi thấy thương chị. Không phải tôi thương tấm thân tàn tật. Dẫu thế nào thì di chứng của chiến tranh cũng đã cướp mất thân thể chị rồi. Không phải tôi thương vì chị đã lỡ thì. Dẫu muốn, tôi vẫn hiểu rằng không bao giờ chị có được điều đó. Điều tôi thương, cũng đơn giản thôi ấy là khi tôi phát hiện ẩn trong tấm thân tàn tật của chị là một tâm hồn đa cảm. Chị có một trái tim đàn bà – Một trái tim yêu ! Có nên kể ra đây không nhỉ ?
Tôi phát hiện ra điều ẩn náu trong tâm hồn chị chỉ là một sự tình cờ. Hôm đó, sau buổi ôn bài tôi lại sang nhà chị chơi. Vào mùa nên làng xóm vắng tanh, mọi người đều đổ ra đồng làm việc. con chó vàng do quen tôi nên chỉ ngoe ngẩy đuôi rồi lại chúi mũi xuống thềm nhà ngủ tiếp. Nhà chị vắng lặng, chắc bố mẹ chị cũng đã ra đồng. Tôi nghĩ vậy và thản nhiên đi vào nhà như mọi bận. Nhưng tôi chợt đứng sững lại và đi dật lùi trở ra. Tôi không dám gây ra một tiếng động dù nhỏ, vì sợ tiếng động sẽ làm cho chị phát hiện ra tôi. Điều gì sẽ xẩy ra khi chị trông thấy tôi vào lúc bấy giờ? Quả thực tôi không biết phải xử trí thế nào nữa khi trông thấy chị đang ngồi một mình. Đúng hơn là chị đang tự chiêm ngưỡng, đang ngắm nửa phần trên lành lặn của mình. Chiếc áo sơ mi được mở nút để lộ bờ vai với làn da mịn trắng ngần và bộ ngực tròn đầy phập phồng theo nhịp thở. Chị say sưa ngắm bờ vai, bàn tay với những ngón búp măng của chị khẽ lướt mơn man rồi dừng lại giây lâu trên bộ ngực. Cặp vú tròn căng, với đôi núm như nụ hoa đào, trinh nguyên chỉ có được của thời con gái. Tôi có cảm giác ngột thở của một đứa con trai mới lớn khi buộc phải nhìn thấy những gì mà tạo hoá chỉ ban cho những người khác giới. Phải thừa nhận rằng lúc đó trông chị đẹp như một nàng công chúa trong những câu chuyện cổ tích mà chị từng kể cho chúng tôi nghe. Nhưng liền đó tôi chợt rùng mình khi thấy đôi vai chị rung lên, những giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt đẹp thăm thẳm buồn rồi rơi xuống bộ ngực, những giọt nước mắt tiếp tục lăn dài và nhỏ xuống đôi chân co quắp…
Tôi len lén trở ra và đánh tiếng từ ngoài ngõ. Khi tôi vào nhà đã thấy chị ngồi yên như chưa có điều gì xẩy ra. Chiếc áo đã được cài nút và không còn những giọt nước mắt. Chị cười “ Em vào đây ! ”. Tôi ngồi xuống cạnh chị. “ Em chừng nào thi đại học ? ”. “ Vài tháng nữa chị ạ ”. “ Thích nhỉ, giá như chị cũng được đi học và đi thi như em ”. Tôi không trả lời vì dù tôi nói thích hay không thích cũng đều xúc phạm đến chị. Lát sau chị mỉm cười hỏi tôi: “ Sơn đã có bạn gái chưa ? ”. Tôi lắc đầu “ Chưa ! Mà em cũng không thích yêu đương lằng nhằng ”. chị cười “Sao lại nói tình yêu là lằng nhằng. Đó là do em còn ít tuổi lại còn bận học thôi, chứ lớn lên ít nữa em cũng sẽ thích yêu và được yêu thôi ”. Nói tới đây, tôi thấy đôi mắt chị trở nên mơ màng xa xôi diệu vợi, chị khoe: “ Tối qua có một chàng trai đến làm quen rồi ngỏ lời yêu chị. Bọn chị nói chuyện với nhau nhiều lắm. Anh ấy đã hôn chị, và… khi thức giấc chị bỗng nhận ra rằng đó chỉ là một giấc mơ ”. Nói tới đây chị thở dài nét mặt đượm buồn, tôi nhìn chị với ánh mắt sẻ chia. Nhưng chỉ một lát sau chị đã lại cười ngay “ Dù sao thì đó cũng là những phút giây chị hạnh phúc nhất em ạ. Đối với chị chừng đó cũng đủ rồi, chị không dám đòi hỏi gì hơn nữa!”. “ Nhưng nếu có một người bằng xương bằng thịt yêu chị, thì chị có yêu anh ta không ? ” Nét mặt chị bỗng trở nên rạng rỡ: “Sao lại không. Nếu anh ấy yêu chị thực lòng, thì chị sẵn sàng chết để bảo vệ tình yêu đó ”.
Sau hôm đó, mỗi lần sang chơi, tôi thấy chị không còn vui vẻ như trước. Chị vẫn trò chuyện dịu dàng với tôi, nhưng vẻ mặt luôn man mác buồn, đôi mắt ngân ngấn nước. Tôi gặng hỏi mãi, chị mới cười ngượng và nói: “ Chị nhớ anh ấy ! ”, “Anh nào? ”. “ Chàng hoàng tử trong mơ của chị ”. Vậy ra chị đã tương tư với người trong mộng. sau này khi biết yêu, tôi mới hiểu rằng không phải chị tương tư, mà thực ra tâm hồn và trái tim con gái đã hối thúc chị phải yêu như quy luật sinh tồn muôn thuở. Chị muốn yêu. muốn được yêu. Chị muốn làm đàn bà !
Một hôm tôi hỏi chị “ Chị muốn có bạn trai không ? ”. Chị nhìn tôi ngạc nhiên “ Sao em lại hỏi vậy ? ”. Tôi đưa ra một tờ báo chỉ cho chị xem mục kết bạn và giải thích cho chị muốn tìm bạn khác giới để tâm tình, trò chuyện thì phải bắt đầu từ đâu. Chị nghe một cách thích thú, đôi mắt rực sáng. Nhưng sau đó khuôn mặt chị thoắt buồn “ Chị tàn tật thế này người ta có kết bạn không?”. “Sao lại không. Chị cứ thử xem ! ”. “ Nhưng chị không biết chữ ”. “Em sẽ giúp. ” chị gật đầu đồng ý. Sau đó chị đọc cho tôi chép lá thư kết bạn của chị. Đại loại là họ tên, địa chỉ, tuổi đời, sở thích. Sau cùng là mong được kết bạn với một người khác giới đồng cảm.
Chừng nửa tháng sau, khi tôi đang ôn bài thì mẹ chị tới bảo chị nhắn tôi sang gấp. Tôi bắt gặp chị trong một trạng thái hưng phấn tột độ, gò má chị đỏ hồng, ánh mắt long lanh và nụ cười rạng rỡ. Chị khoe “ Anh Tình gửi thư cho chị!”. Đoạn chị đưa cho tôi xem lá thư của người bạn trai mới quen “ Em đọc cho chị nghe anh ấy viết gì trong đó ”. Bức thư thật nồng nàn tình cảm, người đó nói với chị rằng anh cùng chung ước muốn, sở thích như chị, cũng mong muốn được làm bạn tâm tình cùng chị… Tôi đọc và chị nghe chăm chú. Khi tới đoạn người đó muốn được làm bạn tâm tình, chị yêu cầu tôi đọc đi đọc lại mấy lần. Gò má chị lại ửng hồng, đôi mắt rực sáng. Khi tôi đọc thư xong, chị đón lại bức thư nâng niu trân trọng. Chị bảo “ Bây giờ mình phải làm thế nào hở em ? ”. “ Phải hồi âm kẻo người ta mong chị ạ!”. “ Em viết giúp chị nhé ! ” và chị đọc cho tôi viết. Lời lẽ bức thư của chị nghe thật thà đến mức tội nghiệp. Chị nói rằng vì bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nên chị bị tật nguyền, chị không đẹp như người bạn trai trong thư nhầm tưởng. Chị băn khoăn bạn sẽ cư xử thế nào khi rõ hoàn cảnh của mình… Thư viết xong, chị bảo tôi đem ra bưu điện huyện gửi ngay cho chị.
Thư đi rồi thư lại đến. Người bạn trai tên là Tình nói với chị rằng anh không thích cái tính tự ti của chị, rằng anh muốn chị hãy can đảm, tự tin hơn trong cuộc sống. Anh cũng căm ghét chiến tranh, căm ghét những kẻ đã gieo rắc bao nỗi khổ đau lên những người dân vô tội, và điều cuối cùng gây ấn tượng nhất với chị đó là anh nói rằng dù chị có tật nguyền thế nào chăng nữa thì anh vẫn luôn là người bạn chân thành, sẵn sàng sẻ chia vui buồn cùng chị. Cứ vậy chị và Tình trò chuyện với nhau. Qua những bức thư tôi thấy họ ngày càng thân thiết. Thậm chí họ đã bắt đầu tâm sự với nhau những điều sâu kín nhất. Hai người đều thể hiện sự nhớ nhung mong đợi và niềm khát khao cháy bỏng muốn được gặp nhau. Còn tôi như một thư ký cần mẫn, sẵn sàng chép và đọc thư bất kỳ khi nào chị muốn. Tôi không buồn chán vai trò thư ký của mình, ngược lại tôi lại rất mừng khi thấy chị ngày càng vui vẻ yêu đời, nhiều khi tôi bắt gặp chị đang chải tóc soi gương và miệng lẩm nhẩm hát những bản tình ca. Một hôm chị nói với tôi: Giá như chị được gặp anh Tình, em nhỉ ! ”. “ Nhưng anh ấy ở xa làm sao chị gặp được”. Chị thở dài “ Chị cũng biết vậy. Sẽ chẳng bao giờ chị gặp được anh ấy”. Tôi thấy khoé mắt chị rơm rớm, nhưng lát sau chị lại cười ngay “ Theo em thì anh ấy có đẹp trai không ? ” tôi gật đầu. Chị vui vẻ nói “ Chị cũng nghĩ vậy, một người tốt bụng như anh ấy tất phải rất đẹp trai, khỏe mạnh và thông minh như chàng hoàng tử chị đã gặp trong mơ vậy ”.
Một thời gian sau chị ốm. Chất độc màu da cam ngày càng ngấm sâu và dày vò thân thể chị. Những cơn đau quằn quại của thể xác khiến chị trở nên xác xơ. Da dẻ chị xạm lại, hai bàn tay với những ngón búp măng trở nên run rẩy. Đôi vai chị xo lại như muốn dấu đi bộ ngực ngày càng teo tóp. Nhưng dù bị bệnh tật hành hạ, tôi vẫn thấy chị vui vẻ yêu đời. Đôi mắt chị luôn rực sáng mỗi khi chị đọc cho tôi viết thư và những lần nhận được thư của Tình. Ở đầu giường bệnh của chị những lá thư ngày càng nhiều, lời lẽ ngày càng đằm thắm hơn. tình đã ngỏ lời yêu chị và mong muốn chị vượt qua cơn hiểm nghèo để hai người trở nên đôi lứa. mỗi khi bị cơn đau hành hạ, chị lại cầm lấy bức thư trong bàn tay run rẩy, như thể bức thư đó là phương thuốc truyền cho chị thêm sức mạnh. Chị nói với tôi “ Tình động viên chị vậy thôi, chị không thể sống lâu được nữa. Nhưng chị vẫn cảm ơn anh ấy đã cho chị biết thế nào là tình yêu ! ”.
Tôi thi đỗ đại học. Hôm chia tay, thấy tôi bịn rịn, chị bảo: “ Em có nhớ trong một bức thư, anh Tình có nói với chị điều gì không ? ” Tôi lắc đầu, chị bảo “ anh ấy nói với chị rằng hãy can đảm, tự tin hơn trong cuộc sống. Chị cũng muốn em như thế. ”. Nói rồi chị cười, nhưng tôi thấy mắt chị lại rưng rưng.
Cuộc sống sinh viên với những lịch học dày đặc, khiến tôi không còn nhớ gì ngoài việc vùi đầu vào sách vở. Thỉnh thoảng hình ảnh gia đình, làng xóm, trong đó có cả chị lướt qua trong đầu tôi, nhưng rồi những chương trình học kế tiếp nhau cuốn tôi vào dòng thác bất tận của tri thức.
Kỳ nghỉ hè đầu tiên, tôi về nhà trong lòng tràn ngập niềm vui. Đương nhiên chị là người tôi mong được gặp sớm nhất. Nhưng tôi hết sức choáng váng khi nghe mẹ tôi kể rằng sau khi tôi đi học chừng một tháng thì chị mất. Trước khi tắt thở, chị yêu cầu gia đình hãy đem những bức thư của Tình chôn theo cùng chị và chị cũng nói với mọi người rằng chỉ có tôi mới biết được địa chỉ của Tình.

                                                                                                                         Nguyễn Ngọc Đức 

..............
Truyện ngắn hay mỗi ngày, truyện ngắn hay, tật nguyền , tàn tật , tình yêu của người tật nguyền, , mối tình không trơ thànhhiện thực , giấc mơ chỉ là giấc mơ 

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Chuyện ngắn : Sám hối.

Tiếng ổ khóa phòng biệt giam kêu lách cách, cánh cửa nặng nề từ từ mở ra. Người giám thị bước vào, cúi xuống mở khóa cùm chân của hắn, rồi khẽ ra lệnh:

-Đứng dậy!


Hắn rướn người một cái rồi loạng choạng dứng lên. Hắn thấy chóng mặt và mắt tối sầm, một phần do sợ dày xéo lương tâm, một phần vì ánh sáng ngoài cửa rọi vào khiến hắn lóa mắt:


-Đi ra!


Người giám thị nói rồi đẩy khẽ vào lưng hắn. “Thế là hết” hắn thầm nghĩ và cúi đầu lê bước ra phía cửa. Một chiếc xe bịt bùng đã đợi sẵn ở sân trại. Người ta đẩy hắn lên xe rồi đóng sập cửa lại, tiếng ổ khóa kêu lách cách. Tất cả chìm trong im lặng. Hắn ngồi phịch xuống sàn xe lạnh cóng. Chiếc xe rùng mình chuyển bánh. “Thế là hết”. Hắn cúi gập đầu xuống giữa hai đầu gối khẳng khiu của mình, mặc cho nhiều lúc chiếc xe lắc lư, nhảy chồm chồm như muốn hất tung hắn lên cho vỡ thành muôn mảnh.




Hắn cảm thấy không bất ngờ lắm trước việc hôm nay người ta sẽ đem hắn đi xử bắn. Điều này hắn đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận kể từ hôm phiên tòa xét xử và tuyên phạt hắn ở mức án cao nhất. Chiều hôm qua, khi người giám thị đưa cơm vào thì hắn cũng khẳng định giờ tận số của hắn đang tới gần. Không vì phải bữa cơm có vẻ thịnh soạn hơn, mà ở chỗ thái độ của người giám thị đối với hắn tỏ ra mềm mỏng, nhẹ nhàng hơn, thậm chí anh ta còn mỉm cười và trả lời hắn hôm nay thứ mấy và ngoài kia trời có đẹp không?


-Trời đẹp lắm…Người giám thị trả lời và nhìn hắn bằng ánh mắt vừa cảm thông, vừa ái ngại.


Hắn không chống án, mặc dù hôm đó tòa án có cho phép hắn được sử dụng quyền này trong 15 ngày. Thông thường, những kẻ tử tù khác sẽ bám lấy chút hy vọng mỏng manh này để vớt vát sự may rủi cho cuộc đời của mình. Nhưng hắn không thế, hắn ý thức được rằng với tội lỗi của hắn gây nên, chẳng có tòa án nào trên thế giới này có thể giảm án được cho hắn. Vả lại, sau khi bị bắt, mấy tháng liền được suy ngẫm trong phòng biệt giam, hắn cũng tự nhận thấy tội lỗi của hắn là đáng phải chết. Thế nhưng, từ bấy tới nay; và nhất là khi ngồi trên chiếc xe bịt kín để đi tới chỗ chết này, ngoài sự ân hận của một kẻ sát nhân đối với những người bị hại. Trong hắn luôn tồn tại một nỗi hân hận dày vò khủng khiếp. Hắn thương mẹ hắn! Hôm người ta mở phiên tòa xét xử hắn, người đàn bà gầy gò xơ xác đến tội nghiệp đó cũng tới dự. Bà đã ngất lịm khi nghe người ta đọc bản án tuyên phạt con trai bà. Hôm đó hắn đã khóc khi trông thấy người ta xốc bà rũ rượi như một tàu lá héo đi cấp cứu….


Chiếc xe bỗng chồm lên một cái khiến hắn mất thăng bằng, ngã dụi đầu đập vào thùng xe đau điếng. Theo bản năng, hắn định đưa tay xoa vết thương, nhưng đôi tay hắn bị còng chặt, bất lực hắn ứa nước mắt, nhớ lại mười mấy năm về trước, hồi hắn còn là chú bé lên 7, lũn cũn chạy theo mẹ ra đồng. Một lần bị vấp ngã, trán hắn va phải hòn đá sưng như trái ổi; mẹ hắn rên lên như chính mình bị đau, bà cuống quýt lấy dầu xoa cho hắn, rồi cũng khóc òa vì quá thương con! Hắn không biết mặt bố. Sau nghe mẹ hắn kể rằng bố hắn chết trong một trận dịch tả hồi hắn mới chập chững biết đi. Sợ tái giá thì con mình sẽ khổ, nên người đàn bà mới xấp xỉ 30 tuổi ấy ở vậy nuôi con. Sớm tối hai mẹ con thui thủi trong một túp lều tranh, nhưng mẹ hắn vẫn thấy hạnh phúc và tự hào khi con mình khỏe mạnh và thông minh không kém con cái những gia đình có đầy đủ cha mẹ khác. Khi hắn đến tuổi đi học, mẹ may cho hắn một bộ quần áo mới, sắm cho hắn một chiếc cặp với những tập sách giáo khoa và vở viết mới tinh.


Hắn học giỏi, có lẽ một phần do bẩm sinh, nhưng phần lớn là do công lao của mẹ hắn. Từ hôm hắn bắt đầu cắp sách tới trường thì nhu cầu vật chất phải tăng lên, gần như nẹ hắn không một phút nghỉ ngơi. Suốt ngày quần quật ngoài đồng, tối về lại tranh thủ đan rổ rá để nhập cho người buôn ngoài chợ. Vừa ngả người xuống giường, nằm một lát lại lồm cồm bò dậy tráng bánh cuốn nhập cho các quán trong làng. Tuy mang tiếng là “con nhà khó” nhưng hắn còn sướng hơn gấp bội con nhà giàu, vì mẹ hắn không để cho hắn mó tay vào bất cứ việc gì. “Cứ miễn con học giỏi là được” mẹ hắn bảo thế và hắn học giỏi thực. Từ PTCS cho đến PTTH, không năm nào là hắn không đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, những tấm giấy khen của nhà trường được mẹ hắn trang trọng cài lên vách nứa dưới tấm ván dành làm nơi thờ bố hắn. Bấy giờ hắn không thể hiểu là hắn càng lớn bao nhiêu, càng học giỏi bao nhiêu thì mẹ hắn càng già nua, còm cõi và xơ xác đi bấy nhiêu. Từ chỗ là một góa phụ trẻ trung, xinh đẹp, thoắt cái mẹ hắn đã trở thành một người đàn bà đến tuổi xế bóng mãn chiều. Duy chỉ có nụ cười động viên luôn nở trên môi mỗi lần bà gần hắn. Hắn thi đỗ đại học, mẹ hắn mừng đến run lên. Bà lập cập đưa hai tay đỡ tờ giấy báo điểm đặt lên bàn thờ rồi khấn mếu máo:


-Ông ơi! Thế là tôi đã làm tròn lời trăng trối của ông rồi đây…


Mẹ hắn chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho hắn đi học đại học. Tất cả đều mới và đắt tiền. Khi hắn tỏ ý băn khoăn trước việc mẹ lấy đâu ra tiền mà mua sắm cho hắn nhiều thứ vậy ? Bà mỉm cười bảo :


-Thì cũng phải cho nó tươm tươm một tí chứ. Con lo gì, mẹ còn ối tiền…


Hắn tưởng thật, chứ biết dâu sau khi tiễn hắn đi khuất làng, bà đã phải tong tả quay về để tranh thủ làm kiếm tiền trả nợ lại…


Hai năm đầu ở trường đại học, hắn rất xứng đáng là con trai của mẹ. Mỗi lần về nghỉ hè, hắn lại ‘‘nộp’’ cho mẹ hắn những tấm giấy khen hoắc các bài kiểm tra đạt điểm cao để báo công. ‘‘Đổi lại’’ mỗi lần đi, hắn được mẹ dúi vào tay một xấp tiền dày cộp.


Hắn sẽ nên người, nếu như không bị xô đẩy vào những thói ăn chơi mà thanh niên bây giờ thường gọi là ‘‘mốt’’. Thoạt tiên, hắn theo một số sinh viên la cà ở tiệm cà phê, uống một vài ly, đốt dăm ba điếu thuốc lá. Sau thành thói quen, sáng và tối nào không ra quán là bứt rứt khó chịu. Cũng từ chốn này, hắn làm quen với một số thanh niên bụi đời. Khi đã là chốn thân tình với nhau, chúng đã nhận xét rằng trông hắn to con, đẹp trai nhưng ăn vận ‘‘quỷnh’’ quá. Hắn định chống chế, song chợt thấy bọn chúng nói đúng. Trong tầm mắt mẹ hắn thì những bộ quần áo như vậy là sang trọng lắm rồi, nhưng thực tế nếu so với  ‘‘mốt’’ thì quả là ‘‘quỷnh’’ thật. Hắn bắt đầu ‘‘thay lông’’ theo kiểu nói của tụi bạn bằng cách vay tiền lên mấy bộ rất đúng ‘‘mốt’’. Sau đó hắn cũng không nhận thấy mình sa ngã lúc nào nữa, chỉ biết rằng ngoài những buổi học miễn cưỡng trên lớp, số thời gian còn lại hắn đi theo tụi bạn uống rượu, đánh bạc và…chơi gái ( !) Những lúc này để có tiền hắn sẵn sàng cùng đồng bọn ‘‘đột’’ vào những ‘‘vòm sộp’’. Lần cuối cùng, vì muốn thắng đậm cả bọn bàn nhau cướp một tiệm vàng. Hôm đó chính hắn đã cầm súng xông vào trước tiên. Mấy người chủ hiệu chưa kịp định thần đã ngã gục trước những làn đạn oan khốc của hắn. Chỉ mấy ngày sau hắn bị bắt…


Bây giờ, khi chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn của cuộc đời, nỗi ân hận lại càng dày vò, như muốn xé tan buồng tim của hắn. Trời ! Trời ơi ! Hắn đã trả công sinh dưỡng cho mẹ hắn như thế này đây…Mấy phát súng trong phút chốc sẽ đưa hắn vào cõi hư vô. Nhưng còn mẹ hắn ? Người đàn bà tội nghiệp sẽ ra sao khi tất cả công lao và hy vọng của bà lại trở thành cát bụi ? Hắn quăng quật tâm hồn trong một nỗi niềm tuyệt vọng. Hắn ao ước được gặp mẹ hắn, dù một phút thôi để tạ lỗi cùng bà…


Chiếc xe bỗng dừng lại, khiến hắn ngã chúi về phía trước. Tiếng khóa lách cách kèm theo là một tiếng nói khẽ :


-Xuống xe !


Hắn nhắm nghiền mắt để tránh ánh sáng chói chang của mặt trời đang tỏa sáng chan hòa trên mặt đất. Một lát sau, hắn từ từ mở mắt. Chợt hắn lêu lên một tiếng, sửng sốt đến lặng người. Lũy tre xanh quen thuộc, cây mít trước ngõ và mái tranh yêu dấu của tuổi thơ hắn hiện ra trước mắt như một sự tưởng tượng đến khôn cùng. Hắn cứ ngỡ nằm mơ, nhưng tiếng xôn xao của dân làng tới xem và sắc phục của mấy người cảnh sát như nói với hắn rằng đây là sự thực. Người giám thị bước tới sát bên hắn, mở còng tay và nghiêm giọng nói với hắn :


-Thể theo nguyện vọng của mẹ anh. Trại cho phép anh được về nhìn mặt mẹ anh lần cuối. Nhưng anh đừng nghĩ đến việc trốn chạy mà vô ích.


Không ! Hắn không hề có ý định trốn chạy. Đôi chân hắn run rẩy muốn khuỵu xuống vì xúc động và lo sợ khi nghĩ mẹ hắn sẽ xuất hiện bên khung cửa. Nhưng mẹ hắn không ra như hắn tưởng. Người ta dẫn hắn vào nhà. Tất cả im ắng đến lạ lùng. Hắn nhìn quanh và chợt nghẹn ngào kêu lên :


-Mẹ…mẹ ơi !


Mẹ hắn nằm bất động, khuôn mặt gầy hóp vàng vọt như bôi sáp. Người ta tưởng bà đã tắt thở. Nhưng khi nghe tiếng hắn gọi, bà vội mở choàng mắt ra như thể muốn tranh chấp thời gian với cái chết :


-Con…con tôi đâu !


-Mẹ… ! Hắn bước tới sát bên người mẹ – Con đây…mẹ…


-Con…con tôi ! Bà cố gắng đưa hai tay run rẩy ôm lấy mặt hắn vuốt ve – Con…con tôi…gầy quá…


Những giọt nước mắt ứa ra trên đôi mắt trũng sâu của bà. Hắn lấy tay lau nước mắt cho mẹ rồi cũng khóc:


-Mẹ nhờ người viết đơn…Bà mẹ cố gắng thều thào nói – Không hy vọng…Thế mà…Mẹ…Vẫn cố gắng chờ con…Mẹ mừng lắm…


-Mẹ ơi…Mẹ tha tội cho con – Hắn khóc nức lên rồi gục đầu vào bộ ngực lép kẹp xương xẩu của mẹ hắn – Con ân hận lắm mẹ ơi…


-Đừng nhắc chuyện cũ nữa con…mẹ con mình…gặp nhau…thế là tốt rồi…mẹ…


Mẹ hắn thở hắt ra một cái, bàn tay đang vuốt ve mặt hắn chợt rơi xuống, đôi mắt bà trân trân nhìn hắn như nuối tiếc không thôi. Hắn vuốt mắt cho mẹ rồi lùi lại ngắm nhìn để khắc sâu hình ảnh bà vào tim mình. “Chẳng lẽ ta báo đáp công lao của mẹ như thế này sao? Trời ơi! Chính ta, chính những hành động của ta đã giết chết mẹ ta…”


Hắn vật vã với nỗi đau khổ không thể nguôi ngoai bên thi hài người mẹ, rồi  bưng mặt òa khóc…


                                                                                                                         Nguyễn ngọc Đức

Truyện ngắn hay mỗi ngày, truyện ngắn hay , 

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Truyện ngắn : Vị ngọt của đất.

Ông Thẩm bực bội lắm. Cuộc sống đang yên đang lành bỗng dưng thằng Định, con trai cả của ông ở trên tỉnh về đòi chia của. Đã đành cái cơ ngơi trị giá gần trăm triệu bạc ông lao động quần quật, ky cóp cả đời mới có được sẽ để lại cho con cái chứ khi chết ông có mang theo được đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là muốn chia lúc nào thì chia, muốn phá lúc nào thì phá. Mà nợ đời nào đâu ông đã trả hết, hàng tháng ông vẫn phải gửi tiền chu cấp cho đứa con gái út đang học đại học ngoài Hà Nội. Nếu quy ra thóc thì mỗi tháng ông phải gửi ra cho nó đến bốn tạ, mỗi năm vị chi là bốn tấn tám, mà nó học tới năm năm chứ có ít đâu. Ông biết vậy nhưng phải cắn răng, còng lưng mà cày cấy, mà làm việc để nuôi nó. Nếu ông không chu cấp đủ thì nó không có sức mà học, biết đâu lại sinh ra hư đốn. Năm ngoái con bà Thành ở đầu làng học trung cấp gì đó trên tỉnh bỗng vác một cái bụng chang bang về làng, bà Thành nhục quá treo cổ tự vẫn. Ông không muốn chết nhục kiểu đó nên ông phải cố. Nhưng sự đời, con người ta không nhục kiểu này thì nhục kiểu khác. Con gái ông không hư, ngược lại nó học giỏi được cấp học bổng trị giá hơn tạ thóc mỗi tháng, nhưng thằng con của ông lại tự dưng đổ đốn. Hôm qua hai vợ chồng nó về, con vợ mặt mày bôi xanh đỏ loè loẹt, cười xoe xoé nói năng thì thẽ thọt nhưng nhạt như nước ốc:

-Con biếu bố mẹ lạng cao hổ cốt để uống cho khoẻ người…hí…hí…



Mới nhìn qua, ông biết đây là cao xương chó chứ thời buổi giờ… làm chó gì có cao hổ cốt. Nhưng con cái nó còn nhớ đến bố mẹ thế là quý hoá rồi. Mới nhận quà xong, chưa kịp vui ông đã sa sầm nét mặt khi nghe thằng Định nói bằng cái giọng như đấm vào tai:



-Vợ chồng con dạo này khó khăn, muốn bố chia cho một phần tài sản để lấy vốn làm ăn…


-Thế ngôi nhà ba tầng trị giá bạc tỷ của anh chị đi đâu rồi ? Ông thủng thẳng hỏi. Là ông hỏi vậy, chứ ông thừa biết ngôi nhà và toàn bộ tài sản của vợ chồng nó bị Nhà nước tịch biên rồi. Cách đây mấy năm, khi ra thăm thấy hai vợ chồng cứ khuân của về nhà kìn kìn, trong phòng ngủ có cái két bạc lúc nào cũng đóng im ỉm nhưng ông biết trong ruột của nó xếp đầy tiền tây, tiền ta. Ông nghĩ “ Bây giờ người khôn, của khó. Làm ra tiền tỷ như thế có mà đi ăn cướp ”. Không biết hai vợ chồng nó ăn cướp kiểu gì, chỉ biết chồng làm giám đốc ở một công ty xây dựng, càng làm càng thấy lỗ, công nhân thì kêu trời vì không có lương, còn giám đốc thì đi xe đời mới, làm việc phòng lạnh, tiệc tùng như… cơm bữa. Còn con vợ thì làm kế toán ở một xí nghiệp bé như bàn tay, lương công nhân tháng chưa nổi trăm ngàn, nhưng kế toán thì lương tháng hơn triệu, đã vậy còn phết phẩy kiểu gì mà thỉnh thoảng lại ôm về mấy triệu bạc nhét vội nhét vàng vào két. ấy là ông ở trong nhà nên ông biết, chứ người ngoài thì làm sao mà hiểu được. Hồi đó, ông đã bảo làm gì thì làm, nhưng đừng ăn cắp của Nhà nước mà đi tù đấy, hai vợ chồng nó cười nhăn nhở bảo ông quê một cục biết gì mà nói. Ông giận bỏ về. Cuối năm đó ông giật mình khi nghe tin thằng Định bị Nhà nước phạt hai năm tù giam, bị tịch thu tài sản sung công, còn vợ nó lãnh án treo và bị đuổi việc. Thế là từ chỗ ăn trắng mặc trơn bỗng trở nên thất nghiệp, tay trắng. Còn ông thì đi cúi đầu, về cúi tai không dám ngấc mặt nhìn bà con lối xóm. Mãn hạn, thằng Định về gom ít vốn định đi buôn. Mới được mấy chuyến hàng lậu lên biên giới đang hí hửng tưởng phất đến nơi, hai vợ chồng góp vốn với mấy người nữa định sang Nhật đánh một quả đậm, ai ngờ bị phát hiện bắt giữ, thế là lại trắng tay. Túng thì phải tính, nên bây giờ hai vợ chồng về đòi ông chia của đây. Nhưng đừng có mà hòng nhé, của mồ hôi nước mắt thì cũng phải trả bằng mồ hôi nước mắt chứ. Nghĩ vậy ông nói:


- Anh chị đã từng có bạc tỷ, chứ lão già nhà quê như tôi làm gì có tài sản đáng giá mà cho anh chị.


- Thôi, Bố cho thì nói cho, không cho thì thôi, đừng châm chọc – Định nói nhấm nhẳn.


- ấy, sao anh lại hỗn với bố thế – Vợ Định nghe chồng nói vậy liền ngắt lời chồng, đoạn chị ta ngoảnh sang ông Thẩm cười hì hì – Con xin bố tha lỗi cho anh ấy, giờ khổ quá nên anh ấy sinh ra cáu bẳn, bố thông cảm…


-Tôi đẻ ra nó mà lại không thông cảm à. Nhưng tôi có của nả gì đâu mà bảo tôi cho ?


Định hất đầu ra khoảng vườn rộng và chỉ ngôi nhà ngói mà anh từng cất tiếng khóc chào đời và lớn lên:


-  Nếu bán cơ ngơi này cũng được gần trăm triệu đấy chứ.


Nghe vậy, ông Thẩm tròn mắt:


- Thế mày định để tao và mẹ mày ở đâu. Lại còn con Hạnh nữa, cho mày hết thì nó sống bằng cái gì ?


- Nhưng con là con trai, lại là tộc trưởng, bố phải lo cho con chứ… Định đỏ mặt cãi.


- Hừ, con trai gì mày, con trơi thì có. Bằng chừng ấy tuổi đầu, đã có bằng này bằng nọ, đã từng làm ông này ông nọ. Thế mà bây giờ về bám cái lão già này mà không biết nhục.


Thấy tình thế có vẻ căng, cô con dâu lại cười hì hì:


- Bố ạ, thực tình thì xưa nay vợ chồng con cũng không dám làm phiền bố mẹ nhiều, nhưng bây giờ lâm vào tình cảnh này, mong bố thương tình giúp chúng con – Thấy ông Thẩm không nói gì, cô con dâu nói tiếp – Ý con thế này, bố nghe thử có được không ạ, bây giờ gía đất đang lên, nhà ta lại ở trong vùng quy hoạch mở rộng thị trấn nên bán bây giờ là có giá nhất. Tụi con nghĩ nếu bán sẽ được chừng trăm triệu bạc, ta để dành cho em Hạnh một ít, còn lại bố cho anh Định mượn tạm, sau đó bố mẹ về ở với tụi con.


Nghe con dâu nói, ông Thẩm thừa biết là nó đang lừa mình. Bán nhà cho nó vay tiền, rồi sau đó về chui trong căn nhà bé tí ở phố vợ chồng nó mua sau khi thằng Định ở tù về. Đó là điều không tưởng, thà hai ông bà già dắt nhau đi ăn mày còn hơn. Nhưng đó cũng là điều không tưởng nốt. Suy nghĩ một lúc, ông nói:


- Anh chị cho tôi suy nghĩ ít hôm đã…


*


*        *


Một thời gian ông nhắn hai vợ chồng về. Ông bảo:


-  Được, tôi đồng ý chia của cho anh chị. Nhưng tài sản của tôi đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra được. Nếu anh chị chấp nhận yêu cầu của tôi thì toàn bộ gia tài này sẽ thuộc về anh chị.


- Vâng ạ ! Bố cứ nói… Cô con dâu xun xoe nói.


-  Số là thế này, ở trong Thung tôi có một miếng đất vỡ hoang chừng mười héc ta. anh chị hãy vào đó giúp tôi một thời gian. Chừng nửa năm, khi tôi chuyển vào đó ở xong xuôi, thì tôi sẽ bàn giao lại đất đai, nhà cửa này lại cho anh chị.


Nghe ông Thẩm nói vậy, hai vợ chồng trừng mắt nhìn nhau. Định cười nhạt:


- Bố đánh đố con. Thế mà cũng gọi là chia của à ?


- Tùy anh chị, nếu không thế thì tôi cũng chịu không còn cách nào khác. Nói đoạn, ông Thẩm bỏ ra vườn.


Ở trong nhà, vợ chồng Định ngồi bàn bạc với nhau có vẻ sôi nổi lắm. Vốn là một kế toán, nên chị vợ tính nhoay nhoáy:


- Một trăm triệu chia cho nửa năm, mỗi tháng được hơn mười lăm triệu… được đấy anh ạ.


- Được gì ? Định cau có nói.


- Thế này nhé, bố bảo ta vào Thung giúp bố nửa năm, rồi sau đó giao tài sản cho mình. thế không phải là mỗi tháng ta được trên mười lăm triệu à ?


Định suy nghĩ một lát rồi nói:


- Không dễ xơi đâu, ông bắt làm cho mửa mật ra đấy.


- thì ta cứ thử, nếu không được thì thôi…


*


*        *


ít ngày sau, người ta thấy bố con ông Thẩm vào Thung. Ông chỉ đạo hai vợ chồng cùng ông lao động. Vùng đất mười héc ta ông chia làm hai khu vực, tám héc ta ông dành để trồng cam, hai héc ta còn lại để trồng mía nguyên liệu cho nhà máy đường. Ông bỏ ra mấy triệu thuê máy cày xới đất, rồi sau đó họ ươm cây, chăm sóc. Vốn ăn trắng mặc trơn đã quen, thời gian đầu hai vợ chồng Định tưởng không thể chịu nổi, nhưng ông bảo “ Sáu mươi tuổi như tôi mà còn chịu được thì anh chị cũng phải chịu được ”, ông nói và làm mỗi ngày mười hai tiếng, trong khi đó ông chỉ yêu cầu hai vợ chồng làm mỗi ngày tám tiếng. Thấy ông làm cật lực hai người không dám kêu ca nữa. Cũng may cho Định, vốn hồi nhỏ đã quen lao động, mấy năm cải tạo cũng lao động, nên bây giờ anh quen nhanh với công việc. Chỉ tội cho cô vợ, từ ngày đó chị không còn thời gian để môi son má phấn, bù lại nước da trắng tai tái đã trở nên đỏ hồng, ngày càng ngả màu bánh mật. Nhưng ông Thẩm thừa hiểu cũng chẳng phải chúng tử tế gì,  chẳng qua thời gian càng trôi thì trăm triệu bạc càng tới gần nên chúng phải cố.


Qua sáu tháng, thời gian ông Thẩm hứa đã hết. Một hôm ông bảo:


- Hôm nay là đúng ngày tôi giao tài sản cho anh chị. Vậy chiều nay chúng ta về nhà làm giấy tờ bàn giao.


- Thôi bố ạ – Cô con dâu cản lại – Con với anh Định bàn nhau rồi, có lẽ bố cứ giữ nhà và đất cho em Hạnh, còn tụi con chỉ xin bố mười ha cây ăn quả này thôi.


- Sao lại thế ? Ông Thẩm ngạc nhiên hỏi.


- Bố khôn lắm – Định cười nói – Tám héc ta cam này chỉ vài bốn năm nữa chí ít cũng thu được hai trăm triệu mỗi vụ, còn hai héc ta mía chỉ cuối năm đã có hai mươi triệu…


Nghe vợ chồng Định tính toán vậy, ông Thẩm cười khà khà:


- Giỏi, vợ chồng anh giỏi. Quả có học có khác. thôi được, tuỳ anh chị định liệu, muốn lấy nhà và vườn hay lấy cam, mía. Kiểu gì tôi cũng chiều anh chị.


Nói đoạn, ông lại cười khà khà, chòm râu bạc rung rung trong nắng gió.


                                                                                                               Nguyễn Ngọc Đức 

--------------------
Truyện ngắn hay mỗi ngày ,kỹ năng sống , làm giàu từ tay trắng, tuổi trẻ làm giàu

Popular Posts

Recent Posts

Unordered List

Text Widget