Truyện ngắn : Một trái tim yêu .
Hồi nhỏ, sau khi học về, lũ trẻ chúng tôi thường hay sang nhà chị chơi. Mỗi lần như vậy chị lại chia phần quà cho chúng tôi. Cũng chẳng có gì to tát, thường những món quà của chị chỉ là những quả chuối tiêu đã chín bầm, củ khoai lang luộc, vài hạt mít rang, nếu sang lắm cũng chỉ là mấy cái kẹo bột. Nhưng ở quê đối với lũ trẻ con chúng tôi đó là những món quà đắt giá. tôi thường được chị chiều chuộng hơn cả, có lẽ do tôi nhỏ con nhất bọn, nhưng cũng có lẽ tôi là một đứa trẻ ngoan, những lúc chị chia phần tôi không hau háu như những đứa khác, mà chỉ đứng chờ khi nào chị đưa cho thì mới nhận. Cũng có lẽ vì vậy mà phần của tôi thường nhiều hơn, to hơn những đứa khác.
Trong khi chúng tôi đang thưởng thức món quà quê thì chị bắt đầu kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cổ tích. Chuyện của chị thường kể về chuyện tình giữa những chàng hoàng tử và nàng công chúa. chị không biết chữ, nhưng đến bây giờ tôi vẫn ngạc nhiên là tại sao hồi đó chị lại kể rất hay về những chuyện như Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, Nàng Công chúa ngủ trong rừng, Nàng bạch Tuyết và Bảy chú lùn… Giọng kể của chị thánh thót, ngân nga và phảng phất trong đó có một nỗi buồn man mác. ấy là sau này lớn lên tôi cảm nhận vậy thôi, chứ hồi bấy giờ tôi chỉ biết hãnh diện khi được chị cho ngồi gần và há hốc miệng như nuốt lấy những câu chuyện diệu kỳ của chị. Hồi đó tôi mới lên bảy. Còn chị hơn tôi mười tuổi. Chị đã là một thiếu nữ.
Người trong làng kể lại, khi chị mới ra đời cha mẹ đã định bỏ chị tại nhà hộ sinh để trốn về. Chẳng qua họ quá hoảng sợ vì đã sinh ra một đứa trẻ dị dạng. Có lẽ chỉ trừ khuôn mặt, phần ngực và đôi tay là giống với muôn vàn đứa trẻ bình thường khác, nhưng đứa bé lại có một chiếc lưng gù, đôi chân queo quắt và những khối u trên thân thể. Bác sỹ kết luận do ông bố nhiễm chất độc màu da cam ở chiến trường nên đã sinh ra đứa trẻ tật nguyền. Hai vợ chồng khóc và sực nhớ trước đó người vợ đã mấy lần sẩy thai. thế là mọi mơ ước có những đứa con xinh đẹp đã tàn lụi. Trong đêm mưa, người chồng dìu vợ chạy trốn, bỏ lại đứa bé đang ngọ nguậy co quắp trên giường. Nhưng họ không thể đi nổi, bởi tiếng khóc ngằn ngặt xót xa như van xin, như khẩn cầu nghe đến não lòng, dù đã bỏ trốn một quãng xa, nhưng tiếng khóc vẫn đeo đẳng; khiến họ không đủ can đảm để dứt bỏ một hình hài, dù dị dạng nhưng cũng là thịt, là xương của họ. Thế là đứa bé được đưa về, được bú mớm và lớn lên trong tình thương của cha, lời ru của mẹ. Đứa bé gái ấy chính là chị.
Trong ký ức của tôi, chị là một người con gái đẹp tuyệt vời. Chị có đôi mắt to sáng, cái nhìn thăm thẳm dưới làn mi cong, mũi thẳng, và đôi môi nhỏ chúm chím lúc nào cũng chín mọng, mái tóc của chị đen, càng làm cho khuôn mặt trái xoan có một cái gì đó thật thánh thiện, tinh khiết như cỏ cây hoa lá. tôi đã từng nghe mọi người nói với nhau nếu không bị tật nguyền chắc chị sẽ trở thành hoa hậu, còn đám trai làng thì thào tiếc thay cho chị và cả cho họ rằng nếu cái Diệu (tên chị ) không bị làm sao thì họ sẵn sàng đến trồng cây si trước cửa. Có lẽ từ khi tôi biết nghĩ cho tới khi chị mất, chưa bao giờ tôi thấy chị cáu bẳn hờn trách ai điều gì. khoé môi chị luôn ẩn chứa một nụ cười khi chị nói chuyện với ai, dù đó là một chàng trai, trẻ nhỏ hay một cụ già. Nhà chị ở sát đường làng, nên cứ mỗi chiều, chị lại cố lê mình trên hai chiếc ghế gỗ thay cho đôi chân ra ngõ. Gặp ai chị cũng trò chuyện với họ đôi ba câu. thật kỳ lạ; bất kỳ ai sau khi trò chuyện với chị cũng tỏ ra vui vẻ, mọi ưu phiền, bức bối trong cuộc sống thường nhật cảm giác như tan biến, nhường chỗ cho một sự thư thái, thanh thản đến ngạc nhiên. Khi tôi tỏ ý thắc mắc về điều kỳ lạ này, chị luồn hai bàn tay với những ngón tay thon mềm như búp măng vào mớ tóc cháy khét vì nắng của tôi và dịu dàng nói: “ Chị muốn mang đến niềm vui cho mọi người, em ạ! ”. Những lúc như vậy tôi lại thấy trong đôi mắt thăm thẳm của chị long lanh hai giọt nước. Tôi hỏi tại sao chị lại hay kể về mối tình giữa những chàng hoàng tử và nàng công chúa. Chị cười buồn “ Thường khi người ta không có được điều gì thì lại hay mơ ước về điều đó ”. Có lần tôi sang thấy chị đang ngồi ngơ ngẩn một mình, trong tay là một tờ báo. tôi hỏi sao chị ngồi buồn vậy, chị lắc đầu không nói, nhưng tôi thấy tờ báo có in hình một đôi nam nữ đang hôn nhau. mãi sau này lớn lên, tôi mới hiểu nỗi ngẩn ngơ của chị.
năm tôi học lớp 12, mặc dù bận rộn cho việc sách đèn thi cử, nhưng khi rảnh rỗi tôi lại sang nhà chị chơi. Bấy giờ chị đã hai mươi bảy tuổi. Cái tuổi ở quê người ta thường đã có một mái ấm yên vui, đầy tiếng cười con trẻ. Những người cùng lứa đã trở thành đàn bà từ lâu. Nhưng chị vẫn cô quạnh một mình. Chị vẫn là thiếu nữ. Điều dễ hiểu đó tôi không giải thích nữa, nhưng tôi thấy thương chị. Không phải tôi thương tấm thân tàn tật. Dẫu thế nào thì di chứng của chiến tranh cũng đã cướp mất thân thể chị rồi. Không phải tôi thương vì chị đã lỡ thì. Dẫu muốn, tôi vẫn hiểu rằng không bao giờ chị có được điều đó. Điều tôi thương, cũng đơn giản thôi ấy là khi tôi phát hiện ẩn trong tấm thân tàn tật của chị là một tâm hồn đa cảm. Chị có một trái tim đàn bà – Một trái tim yêu ! Có nên kể ra đây không nhỉ ?
Tôi phát hiện ra điều ẩn náu trong tâm hồn chị chỉ là một sự tình cờ. Hôm đó, sau buổi ôn bài tôi lại sang nhà chị chơi. Vào mùa nên làng xóm vắng tanh, mọi người đều đổ ra đồng làm việc. con chó vàng do quen tôi nên chỉ ngoe ngẩy đuôi rồi lại chúi mũi xuống thềm nhà ngủ tiếp. Nhà chị vắng lặng, chắc bố mẹ chị cũng đã ra đồng. Tôi nghĩ vậy và thản nhiên đi vào nhà như mọi bận. Nhưng tôi chợt đứng sững lại và đi dật lùi trở ra. Tôi không dám gây ra một tiếng động dù nhỏ, vì sợ tiếng động sẽ làm cho chị phát hiện ra tôi. Điều gì sẽ xẩy ra khi chị trông thấy tôi vào lúc bấy giờ? Quả thực tôi không biết phải xử trí thế nào nữa khi trông thấy chị đang ngồi một mình. Đúng hơn là chị đang tự chiêm ngưỡng, đang ngắm nửa phần trên lành lặn của mình. Chiếc áo sơ mi được mở nút để lộ bờ vai với làn da mịn trắng ngần và bộ ngực tròn đầy phập phồng theo nhịp thở. Chị say sưa ngắm bờ vai, bàn tay với những ngón búp măng của chị khẽ lướt mơn man rồi dừng lại giây lâu trên bộ ngực. Cặp vú tròn căng, với đôi núm như nụ hoa đào, trinh nguyên chỉ có được của thời con gái. Tôi có cảm giác ngột thở của một đứa con trai mới lớn khi buộc phải nhìn thấy những gì mà tạo hoá chỉ ban cho những người khác giới. Phải thừa nhận rằng lúc đó trông chị đẹp như một nàng công chúa trong những câu chuyện cổ tích mà chị từng kể cho chúng tôi nghe. Nhưng liền đó tôi chợt rùng mình khi thấy đôi vai chị rung lên, những giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt đẹp thăm thẳm buồn rồi rơi xuống bộ ngực, những giọt nước mắt tiếp tục lăn dài và nhỏ xuống đôi chân co quắp…
Tôi len lén trở ra và đánh tiếng từ ngoài ngõ. Khi tôi vào nhà đã thấy chị ngồi yên như chưa có điều gì xẩy ra. Chiếc áo đã được cài nút và không còn những giọt nước mắt. Chị cười “ Em vào đây ! ”. Tôi ngồi xuống cạnh chị. “ Em chừng nào thi đại học ? ”. “ Vài tháng nữa chị ạ ”. “ Thích nhỉ, giá như chị cũng được đi học và đi thi như em ”. Tôi không trả lời vì dù tôi nói thích hay không thích cũng đều xúc phạm đến chị. Lát sau chị mỉm cười hỏi tôi: “ Sơn đã có bạn gái chưa ? ”. Tôi lắc đầu “ Chưa ! Mà em cũng không thích yêu đương lằng nhằng ”. chị cười “Sao lại nói tình yêu là lằng nhằng. Đó là do em còn ít tuổi lại còn bận học thôi, chứ lớn lên ít nữa em cũng sẽ thích yêu và được yêu thôi ”. Nói tới đây, tôi thấy đôi mắt chị trở nên mơ màng xa xôi diệu vợi, chị khoe: “ Tối qua có một chàng trai đến làm quen rồi ngỏ lời yêu chị. Bọn chị nói chuyện với nhau nhiều lắm. Anh ấy đã hôn chị, và… khi thức giấc chị bỗng nhận ra rằng đó chỉ là một giấc mơ ”. Nói tới đây chị thở dài nét mặt đượm buồn, tôi nhìn chị với ánh mắt sẻ chia. Nhưng chỉ một lát sau chị đã lại cười ngay “ Dù sao thì đó cũng là những phút giây chị hạnh phúc nhất em ạ. Đối với chị chừng đó cũng đủ rồi, chị không dám đòi hỏi gì hơn nữa!”. “ Nhưng nếu có một người bằng xương bằng thịt yêu chị, thì chị có yêu anh ta không ? ” Nét mặt chị bỗng trở nên rạng rỡ: “Sao lại không. Nếu anh ấy yêu chị thực lòng, thì chị sẵn sàng chết để bảo vệ tình yêu đó ”.
Sau hôm đó, mỗi lần sang chơi, tôi thấy chị không còn vui vẻ như trước. Chị vẫn trò chuyện dịu dàng với tôi, nhưng vẻ mặt luôn man mác buồn, đôi mắt ngân ngấn nước. Tôi gặng hỏi mãi, chị mới cười ngượng và nói: “ Chị nhớ anh ấy ! ”, “Anh nào? ”. “ Chàng hoàng tử trong mơ của chị ”. Vậy ra chị đã tương tư với người trong mộng. sau này khi biết yêu, tôi mới hiểu rằng không phải chị tương tư, mà thực ra tâm hồn và trái tim con gái đã hối thúc chị phải yêu như quy luật sinh tồn muôn thuở. Chị muốn yêu. muốn được yêu. Chị muốn làm đàn bà !
Một hôm tôi hỏi chị “ Chị muốn có bạn trai không ? ”. Chị nhìn tôi ngạc nhiên “ Sao em lại hỏi vậy ? ”. Tôi đưa ra một tờ báo chỉ cho chị xem mục kết bạn và giải thích cho chị muốn tìm bạn khác giới để tâm tình, trò chuyện thì phải bắt đầu từ đâu. Chị nghe một cách thích thú, đôi mắt rực sáng. Nhưng sau đó khuôn mặt chị thoắt buồn “ Chị tàn tật thế này người ta có kết bạn không?”. “Sao lại không. Chị cứ thử xem ! ”. “ Nhưng chị không biết chữ ”. “Em sẽ giúp. ” chị gật đầu đồng ý. Sau đó chị đọc cho tôi chép lá thư kết bạn của chị. Đại loại là họ tên, địa chỉ, tuổi đời, sở thích. Sau cùng là mong được kết bạn với một người khác giới đồng cảm.
Chừng nửa tháng sau, khi tôi đang ôn bài thì mẹ chị tới bảo chị nhắn tôi sang gấp. Tôi bắt gặp chị trong một trạng thái hưng phấn tột độ, gò má chị đỏ hồng, ánh mắt long lanh và nụ cười rạng rỡ. Chị khoe “ Anh Tình gửi thư cho chị!”. Đoạn chị đưa cho tôi xem lá thư của người bạn trai mới quen “ Em đọc cho chị nghe anh ấy viết gì trong đó ”. Bức thư thật nồng nàn tình cảm, người đó nói với chị rằng anh cùng chung ước muốn, sở thích như chị, cũng mong muốn được làm bạn tâm tình cùng chị… Tôi đọc và chị nghe chăm chú. Khi tới đoạn người đó muốn được làm bạn tâm tình, chị yêu cầu tôi đọc đi đọc lại mấy lần. Gò má chị lại ửng hồng, đôi mắt rực sáng. Khi tôi đọc thư xong, chị đón lại bức thư nâng niu trân trọng. Chị bảo “ Bây giờ mình phải làm thế nào hở em ? ”. “ Phải hồi âm kẻo người ta mong chị ạ!”. “ Em viết giúp chị nhé ! ” và chị đọc cho tôi viết. Lời lẽ bức thư của chị nghe thật thà đến mức tội nghiệp. Chị nói rằng vì bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nên chị bị tật nguyền, chị không đẹp như người bạn trai trong thư nhầm tưởng. Chị băn khoăn bạn sẽ cư xử thế nào khi rõ hoàn cảnh của mình… Thư viết xong, chị bảo tôi đem ra bưu điện huyện gửi ngay cho chị.
Thư đi rồi thư lại đến. Người bạn trai tên là Tình nói với chị rằng anh không thích cái tính tự ti của chị, rằng anh muốn chị hãy can đảm, tự tin hơn trong cuộc sống. Anh cũng căm ghét chiến tranh, căm ghét những kẻ đã gieo rắc bao nỗi khổ đau lên những người dân vô tội, và điều cuối cùng gây ấn tượng nhất với chị đó là anh nói rằng dù chị có tật nguyền thế nào chăng nữa thì anh vẫn luôn là người bạn chân thành, sẵn sàng sẻ chia vui buồn cùng chị. Cứ vậy chị và Tình trò chuyện với nhau. Qua những bức thư tôi thấy họ ngày càng thân thiết. Thậm chí họ đã bắt đầu tâm sự với nhau những điều sâu kín nhất. Hai người đều thể hiện sự nhớ nhung mong đợi và niềm khát khao cháy bỏng muốn được gặp nhau. Còn tôi như một thư ký cần mẫn, sẵn sàng chép và đọc thư bất kỳ khi nào chị muốn. Tôi không buồn chán vai trò thư ký của mình, ngược lại tôi lại rất mừng khi thấy chị ngày càng vui vẻ yêu đời, nhiều khi tôi bắt gặp chị đang chải tóc soi gương và miệng lẩm nhẩm hát những bản tình ca. Một hôm chị nói với tôi: Giá như chị được gặp anh Tình, em nhỉ ! ”. “ Nhưng anh ấy ở xa làm sao chị gặp được”. Chị thở dài “ Chị cũng biết vậy. Sẽ chẳng bao giờ chị gặp được anh ấy”. Tôi thấy khoé mắt chị rơm rớm, nhưng lát sau chị lại cười ngay “ Theo em thì anh ấy có đẹp trai không ? ” tôi gật đầu. Chị vui vẻ nói “ Chị cũng nghĩ vậy, một người tốt bụng như anh ấy tất phải rất đẹp trai, khỏe mạnh và thông minh như chàng hoàng tử chị đã gặp trong mơ vậy ”.
Một thời gian sau chị ốm. Chất độc màu da cam ngày càng ngấm sâu và dày vò thân thể chị. Những cơn đau quằn quại của thể xác khiến chị trở nên xác xơ. Da dẻ chị xạm lại, hai bàn tay với những ngón búp măng trở nên run rẩy. Đôi vai chị xo lại như muốn dấu đi bộ ngực ngày càng teo tóp. Nhưng dù bị bệnh tật hành hạ, tôi vẫn thấy chị vui vẻ yêu đời. Đôi mắt chị luôn rực sáng mỗi khi chị đọc cho tôi viết thư và những lần nhận được thư của Tình. Ở đầu giường bệnh của chị những lá thư ngày càng nhiều, lời lẽ ngày càng đằm thắm hơn. tình đã ngỏ lời yêu chị và mong muốn chị vượt qua cơn hiểm nghèo để hai người trở nên đôi lứa. mỗi khi bị cơn đau hành hạ, chị lại cầm lấy bức thư trong bàn tay run rẩy, như thể bức thư đó là phương thuốc truyền cho chị thêm sức mạnh. Chị nói với tôi “ Tình động viên chị vậy thôi, chị không thể sống lâu được nữa. Nhưng chị vẫn cảm ơn anh ấy đã cho chị biết thế nào là tình yêu ! ”.
Tôi thi đỗ đại học. Hôm chia tay, thấy tôi bịn rịn, chị bảo: “ Em có nhớ trong một bức thư, anh Tình có nói với chị điều gì không ? ” Tôi lắc đầu, chị bảo “ anh ấy nói với chị rằng hãy can đảm, tự tin hơn trong cuộc sống. Chị cũng muốn em như thế. ”. Nói rồi chị cười, nhưng tôi thấy mắt chị lại rưng rưng.
Cuộc sống sinh viên với những lịch học dày đặc, khiến tôi không còn nhớ gì ngoài việc vùi đầu vào sách vở. Thỉnh thoảng hình ảnh gia đình, làng xóm, trong đó có cả chị lướt qua trong đầu tôi, nhưng rồi những chương trình học kế tiếp nhau cuốn tôi vào dòng thác bất tận của tri thức.
Kỳ nghỉ hè đầu tiên, tôi về nhà trong lòng tràn ngập niềm vui. Đương nhiên chị là người tôi mong được gặp sớm nhất. Nhưng tôi hết sức choáng váng khi nghe mẹ tôi kể rằng sau khi tôi đi học chừng một tháng thì chị mất. Trước khi tắt thở, chị yêu cầu gia đình hãy đem những bức thư của Tình chôn theo cùng chị và chị cũng nói với mọi người rằng chỉ có tôi mới biết được địa chỉ của Tình.
Nguyễn Ngọc Đức
..............
Truyện ngắn hay mỗi ngày, truyện ngắn hay, tật nguyền , tàn tật , tình yêu của người tật nguyền, , mối tình không trơ thànhhiện thực , giấc mơ chỉ là giấc mơ
Trong khi chúng tôi đang thưởng thức món quà quê thì chị bắt đầu kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cổ tích. Chuyện của chị thường kể về chuyện tình giữa những chàng hoàng tử và nàng công chúa. chị không biết chữ, nhưng đến bây giờ tôi vẫn ngạc nhiên là tại sao hồi đó chị lại kể rất hay về những chuyện như Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, Nàng Công chúa ngủ trong rừng, Nàng bạch Tuyết và Bảy chú lùn… Giọng kể của chị thánh thót, ngân nga và phảng phất trong đó có một nỗi buồn man mác. ấy là sau này lớn lên tôi cảm nhận vậy thôi, chứ hồi bấy giờ tôi chỉ biết hãnh diện khi được chị cho ngồi gần và há hốc miệng như nuốt lấy những câu chuyện diệu kỳ của chị. Hồi đó tôi mới lên bảy. Còn chị hơn tôi mười tuổi. Chị đã là một thiếu nữ.
Người trong làng kể lại, khi chị mới ra đời cha mẹ đã định bỏ chị tại nhà hộ sinh để trốn về. Chẳng qua họ quá hoảng sợ vì đã sinh ra một đứa trẻ dị dạng. Có lẽ chỉ trừ khuôn mặt, phần ngực và đôi tay là giống với muôn vàn đứa trẻ bình thường khác, nhưng đứa bé lại có một chiếc lưng gù, đôi chân queo quắt và những khối u trên thân thể. Bác sỹ kết luận do ông bố nhiễm chất độc màu da cam ở chiến trường nên đã sinh ra đứa trẻ tật nguyền. Hai vợ chồng khóc và sực nhớ trước đó người vợ đã mấy lần sẩy thai. thế là mọi mơ ước có những đứa con xinh đẹp đã tàn lụi. Trong đêm mưa, người chồng dìu vợ chạy trốn, bỏ lại đứa bé đang ngọ nguậy co quắp trên giường. Nhưng họ không thể đi nổi, bởi tiếng khóc ngằn ngặt xót xa như van xin, như khẩn cầu nghe đến não lòng, dù đã bỏ trốn một quãng xa, nhưng tiếng khóc vẫn đeo đẳng; khiến họ không đủ can đảm để dứt bỏ một hình hài, dù dị dạng nhưng cũng là thịt, là xương của họ. Thế là đứa bé được đưa về, được bú mớm và lớn lên trong tình thương của cha, lời ru của mẹ. Đứa bé gái ấy chính là chị.
Trong ký ức của tôi, chị là một người con gái đẹp tuyệt vời. Chị có đôi mắt to sáng, cái nhìn thăm thẳm dưới làn mi cong, mũi thẳng, và đôi môi nhỏ chúm chím lúc nào cũng chín mọng, mái tóc của chị đen, càng làm cho khuôn mặt trái xoan có một cái gì đó thật thánh thiện, tinh khiết như cỏ cây hoa lá. tôi đã từng nghe mọi người nói với nhau nếu không bị tật nguyền chắc chị sẽ trở thành hoa hậu, còn đám trai làng thì thào tiếc thay cho chị và cả cho họ rằng nếu cái Diệu (tên chị ) không bị làm sao thì họ sẵn sàng đến trồng cây si trước cửa. Có lẽ từ khi tôi biết nghĩ cho tới khi chị mất, chưa bao giờ tôi thấy chị cáu bẳn hờn trách ai điều gì. khoé môi chị luôn ẩn chứa một nụ cười khi chị nói chuyện với ai, dù đó là một chàng trai, trẻ nhỏ hay một cụ già. Nhà chị ở sát đường làng, nên cứ mỗi chiều, chị lại cố lê mình trên hai chiếc ghế gỗ thay cho đôi chân ra ngõ. Gặp ai chị cũng trò chuyện với họ đôi ba câu. thật kỳ lạ; bất kỳ ai sau khi trò chuyện với chị cũng tỏ ra vui vẻ, mọi ưu phiền, bức bối trong cuộc sống thường nhật cảm giác như tan biến, nhường chỗ cho một sự thư thái, thanh thản đến ngạc nhiên. Khi tôi tỏ ý thắc mắc về điều kỳ lạ này, chị luồn hai bàn tay với những ngón tay thon mềm như búp măng vào mớ tóc cháy khét vì nắng của tôi và dịu dàng nói: “ Chị muốn mang đến niềm vui cho mọi người, em ạ! ”. Những lúc như vậy tôi lại thấy trong đôi mắt thăm thẳm của chị long lanh hai giọt nước. Tôi hỏi tại sao chị lại hay kể về mối tình giữa những chàng hoàng tử và nàng công chúa. Chị cười buồn “ Thường khi người ta không có được điều gì thì lại hay mơ ước về điều đó ”. Có lần tôi sang thấy chị đang ngồi ngơ ngẩn một mình, trong tay là một tờ báo. tôi hỏi sao chị ngồi buồn vậy, chị lắc đầu không nói, nhưng tôi thấy tờ báo có in hình một đôi nam nữ đang hôn nhau. mãi sau này lớn lên, tôi mới hiểu nỗi ngẩn ngơ của chị.
năm tôi học lớp 12, mặc dù bận rộn cho việc sách đèn thi cử, nhưng khi rảnh rỗi tôi lại sang nhà chị chơi. Bấy giờ chị đã hai mươi bảy tuổi. Cái tuổi ở quê người ta thường đã có một mái ấm yên vui, đầy tiếng cười con trẻ. Những người cùng lứa đã trở thành đàn bà từ lâu. Nhưng chị vẫn cô quạnh một mình. Chị vẫn là thiếu nữ. Điều dễ hiểu đó tôi không giải thích nữa, nhưng tôi thấy thương chị. Không phải tôi thương tấm thân tàn tật. Dẫu thế nào thì di chứng của chiến tranh cũng đã cướp mất thân thể chị rồi. Không phải tôi thương vì chị đã lỡ thì. Dẫu muốn, tôi vẫn hiểu rằng không bao giờ chị có được điều đó. Điều tôi thương, cũng đơn giản thôi ấy là khi tôi phát hiện ẩn trong tấm thân tàn tật của chị là một tâm hồn đa cảm. Chị có một trái tim đàn bà – Một trái tim yêu ! Có nên kể ra đây không nhỉ ?
Tôi phát hiện ra điều ẩn náu trong tâm hồn chị chỉ là một sự tình cờ. Hôm đó, sau buổi ôn bài tôi lại sang nhà chị chơi. Vào mùa nên làng xóm vắng tanh, mọi người đều đổ ra đồng làm việc. con chó vàng do quen tôi nên chỉ ngoe ngẩy đuôi rồi lại chúi mũi xuống thềm nhà ngủ tiếp. Nhà chị vắng lặng, chắc bố mẹ chị cũng đã ra đồng. Tôi nghĩ vậy và thản nhiên đi vào nhà như mọi bận. Nhưng tôi chợt đứng sững lại và đi dật lùi trở ra. Tôi không dám gây ra một tiếng động dù nhỏ, vì sợ tiếng động sẽ làm cho chị phát hiện ra tôi. Điều gì sẽ xẩy ra khi chị trông thấy tôi vào lúc bấy giờ? Quả thực tôi không biết phải xử trí thế nào nữa khi trông thấy chị đang ngồi một mình. Đúng hơn là chị đang tự chiêm ngưỡng, đang ngắm nửa phần trên lành lặn của mình. Chiếc áo sơ mi được mở nút để lộ bờ vai với làn da mịn trắng ngần và bộ ngực tròn đầy phập phồng theo nhịp thở. Chị say sưa ngắm bờ vai, bàn tay với những ngón búp măng của chị khẽ lướt mơn man rồi dừng lại giây lâu trên bộ ngực. Cặp vú tròn căng, với đôi núm như nụ hoa đào, trinh nguyên chỉ có được của thời con gái. Tôi có cảm giác ngột thở của một đứa con trai mới lớn khi buộc phải nhìn thấy những gì mà tạo hoá chỉ ban cho những người khác giới. Phải thừa nhận rằng lúc đó trông chị đẹp như một nàng công chúa trong những câu chuyện cổ tích mà chị từng kể cho chúng tôi nghe. Nhưng liền đó tôi chợt rùng mình khi thấy đôi vai chị rung lên, những giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt đẹp thăm thẳm buồn rồi rơi xuống bộ ngực, những giọt nước mắt tiếp tục lăn dài và nhỏ xuống đôi chân co quắp…
Tôi len lén trở ra và đánh tiếng từ ngoài ngõ. Khi tôi vào nhà đã thấy chị ngồi yên như chưa có điều gì xẩy ra. Chiếc áo đã được cài nút và không còn những giọt nước mắt. Chị cười “ Em vào đây ! ”. Tôi ngồi xuống cạnh chị. “ Em chừng nào thi đại học ? ”. “ Vài tháng nữa chị ạ ”. “ Thích nhỉ, giá như chị cũng được đi học và đi thi như em ”. Tôi không trả lời vì dù tôi nói thích hay không thích cũng đều xúc phạm đến chị. Lát sau chị mỉm cười hỏi tôi: “ Sơn đã có bạn gái chưa ? ”. Tôi lắc đầu “ Chưa ! Mà em cũng không thích yêu đương lằng nhằng ”. chị cười “Sao lại nói tình yêu là lằng nhằng. Đó là do em còn ít tuổi lại còn bận học thôi, chứ lớn lên ít nữa em cũng sẽ thích yêu và được yêu thôi ”. Nói tới đây, tôi thấy đôi mắt chị trở nên mơ màng xa xôi diệu vợi, chị khoe: “ Tối qua có một chàng trai đến làm quen rồi ngỏ lời yêu chị. Bọn chị nói chuyện với nhau nhiều lắm. Anh ấy đã hôn chị, và… khi thức giấc chị bỗng nhận ra rằng đó chỉ là một giấc mơ ”. Nói tới đây chị thở dài nét mặt đượm buồn, tôi nhìn chị với ánh mắt sẻ chia. Nhưng chỉ một lát sau chị đã lại cười ngay “ Dù sao thì đó cũng là những phút giây chị hạnh phúc nhất em ạ. Đối với chị chừng đó cũng đủ rồi, chị không dám đòi hỏi gì hơn nữa!”. “ Nhưng nếu có một người bằng xương bằng thịt yêu chị, thì chị có yêu anh ta không ? ” Nét mặt chị bỗng trở nên rạng rỡ: “Sao lại không. Nếu anh ấy yêu chị thực lòng, thì chị sẵn sàng chết để bảo vệ tình yêu đó ”.
Sau hôm đó, mỗi lần sang chơi, tôi thấy chị không còn vui vẻ như trước. Chị vẫn trò chuyện dịu dàng với tôi, nhưng vẻ mặt luôn man mác buồn, đôi mắt ngân ngấn nước. Tôi gặng hỏi mãi, chị mới cười ngượng và nói: “ Chị nhớ anh ấy ! ”, “Anh nào? ”. “ Chàng hoàng tử trong mơ của chị ”. Vậy ra chị đã tương tư với người trong mộng. sau này khi biết yêu, tôi mới hiểu rằng không phải chị tương tư, mà thực ra tâm hồn và trái tim con gái đã hối thúc chị phải yêu như quy luật sinh tồn muôn thuở. Chị muốn yêu. muốn được yêu. Chị muốn làm đàn bà !
Một hôm tôi hỏi chị “ Chị muốn có bạn trai không ? ”. Chị nhìn tôi ngạc nhiên “ Sao em lại hỏi vậy ? ”. Tôi đưa ra một tờ báo chỉ cho chị xem mục kết bạn và giải thích cho chị muốn tìm bạn khác giới để tâm tình, trò chuyện thì phải bắt đầu từ đâu. Chị nghe một cách thích thú, đôi mắt rực sáng. Nhưng sau đó khuôn mặt chị thoắt buồn “ Chị tàn tật thế này người ta có kết bạn không?”. “Sao lại không. Chị cứ thử xem ! ”. “ Nhưng chị không biết chữ ”. “Em sẽ giúp. ” chị gật đầu đồng ý. Sau đó chị đọc cho tôi chép lá thư kết bạn của chị. Đại loại là họ tên, địa chỉ, tuổi đời, sở thích. Sau cùng là mong được kết bạn với một người khác giới đồng cảm.
Chừng nửa tháng sau, khi tôi đang ôn bài thì mẹ chị tới bảo chị nhắn tôi sang gấp. Tôi bắt gặp chị trong một trạng thái hưng phấn tột độ, gò má chị đỏ hồng, ánh mắt long lanh và nụ cười rạng rỡ. Chị khoe “ Anh Tình gửi thư cho chị!”. Đoạn chị đưa cho tôi xem lá thư của người bạn trai mới quen “ Em đọc cho chị nghe anh ấy viết gì trong đó ”. Bức thư thật nồng nàn tình cảm, người đó nói với chị rằng anh cùng chung ước muốn, sở thích như chị, cũng mong muốn được làm bạn tâm tình cùng chị… Tôi đọc và chị nghe chăm chú. Khi tới đoạn người đó muốn được làm bạn tâm tình, chị yêu cầu tôi đọc đi đọc lại mấy lần. Gò má chị lại ửng hồng, đôi mắt rực sáng. Khi tôi đọc thư xong, chị đón lại bức thư nâng niu trân trọng. Chị bảo “ Bây giờ mình phải làm thế nào hở em ? ”. “ Phải hồi âm kẻo người ta mong chị ạ!”. “ Em viết giúp chị nhé ! ” và chị đọc cho tôi viết. Lời lẽ bức thư của chị nghe thật thà đến mức tội nghiệp. Chị nói rằng vì bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nên chị bị tật nguyền, chị không đẹp như người bạn trai trong thư nhầm tưởng. Chị băn khoăn bạn sẽ cư xử thế nào khi rõ hoàn cảnh của mình… Thư viết xong, chị bảo tôi đem ra bưu điện huyện gửi ngay cho chị.
Thư đi rồi thư lại đến. Người bạn trai tên là Tình nói với chị rằng anh không thích cái tính tự ti của chị, rằng anh muốn chị hãy can đảm, tự tin hơn trong cuộc sống. Anh cũng căm ghét chiến tranh, căm ghét những kẻ đã gieo rắc bao nỗi khổ đau lên những người dân vô tội, và điều cuối cùng gây ấn tượng nhất với chị đó là anh nói rằng dù chị có tật nguyền thế nào chăng nữa thì anh vẫn luôn là người bạn chân thành, sẵn sàng sẻ chia vui buồn cùng chị. Cứ vậy chị và Tình trò chuyện với nhau. Qua những bức thư tôi thấy họ ngày càng thân thiết. Thậm chí họ đã bắt đầu tâm sự với nhau những điều sâu kín nhất. Hai người đều thể hiện sự nhớ nhung mong đợi và niềm khát khao cháy bỏng muốn được gặp nhau. Còn tôi như một thư ký cần mẫn, sẵn sàng chép và đọc thư bất kỳ khi nào chị muốn. Tôi không buồn chán vai trò thư ký của mình, ngược lại tôi lại rất mừng khi thấy chị ngày càng vui vẻ yêu đời, nhiều khi tôi bắt gặp chị đang chải tóc soi gương và miệng lẩm nhẩm hát những bản tình ca. Một hôm chị nói với tôi: Giá như chị được gặp anh Tình, em nhỉ ! ”. “ Nhưng anh ấy ở xa làm sao chị gặp được”. Chị thở dài “ Chị cũng biết vậy. Sẽ chẳng bao giờ chị gặp được anh ấy”. Tôi thấy khoé mắt chị rơm rớm, nhưng lát sau chị lại cười ngay “ Theo em thì anh ấy có đẹp trai không ? ” tôi gật đầu. Chị vui vẻ nói “ Chị cũng nghĩ vậy, một người tốt bụng như anh ấy tất phải rất đẹp trai, khỏe mạnh và thông minh như chàng hoàng tử chị đã gặp trong mơ vậy ”.
Một thời gian sau chị ốm. Chất độc màu da cam ngày càng ngấm sâu và dày vò thân thể chị. Những cơn đau quằn quại của thể xác khiến chị trở nên xác xơ. Da dẻ chị xạm lại, hai bàn tay với những ngón búp măng trở nên run rẩy. Đôi vai chị xo lại như muốn dấu đi bộ ngực ngày càng teo tóp. Nhưng dù bị bệnh tật hành hạ, tôi vẫn thấy chị vui vẻ yêu đời. Đôi mắt chị luôn rực sáng mỗi khi chị đọc cho tôi viết thư và những lần nhận được thư của Tình. Ở đầu giường bệnh của chị những lá thư ngày càng nhiều, lời lẽ ngày càng đằm thắm hơn. tình đã ngỏ lời yêu chị và mong muốn chị vượt qua cơn hiểm nghèo để hai người trở nên đôi lứa. mỗi khi bị cơn đau hành hạ, chị lại cầm lấy bức thư trong bàn tay run rẩy, như thể bức thư đó là phương thuốc truyền cho chị thêm sức mạnh. Chị nói với tôi “ Tình động viên chị vậy thôi, chị không thể sống lâu được nữa. Nhưng chị vẫn cảm ơn anh ấy đã cho chị biết thế nào là tình yêu ! ”.
Tôi thi đỗ đại học. Hôm chia tay, thấy tôi bịn rịn, chị bảo: “ Em có nhớ trong một bức thư, anh Tình có nói với chị điều gì không ? ” Tôi lắc đầu, chị bảo “ anh ấy nói với chị rằng hãy can đảm, tự tin hơn trong cuộc sống. Chị cũng muốn em như thế. ”. Nói rồi chị cười, nhưng tôi thấy mắt chị lại rưng rưng.
Cuộc sống sinh viên với những lịch học dày đặc, khiến tôi không còn nhớ gì ngoài việc vùi đầu vào sách vở. Thỉnh thoảng hình ảnh gia đình, làng xóm, trong đó có cả chị lướt qua trong đầu tôi, nhưng rồi những chương trình học kế tiếp nhau cuốn tôi vào dòng thác bất tận của tri thức.
Kỳ nghỉ hè đầu tiên, tôi về nhà trong lòng tràn ngập niềm vui. Đương nhiên chị là người tôi mong được gặp sớm nhất. Nhưng tôi hết sức choáng váng khi nghe mẹ tôi kể rằng sau khi tôi đi học chừng một tháng thì chị mất. Trước khi tắt thở, chị yêu cầu gia đình hãy đem những bức thư của Tình chôn theo cùng chị và chị cũng nói với mọi người rằng chỉ có tôi mới biết được địa chỉ của Tình.
Nguyễn Ngọc Đức
..............
Truyện ngắn hay mỗi ngày, truyện ngắn hay, tật nguyền , tàn tật , tình yêu của người tật nguyền, , mối tình không trơ thànhhiện thực , giấc mơ chỉ là giấc mơ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét