Một số lưu ý khi thiết kế Gara trong nhà
Hiện nay rất nhiều gia đình sở hữu ô tô riêng, nên việc thế kế gara trong nhà cũng nhiều gia đình lựa chọn, dưới đây là một số lưu ý khi thiết kế Gara trong nhà.
1. Đường đi của xe khi vào garage hạn chế uốn lượn hoặc cắt ngang lối đi bộ của ngôi nhà. Nếu thiết kế gara ở tầng hầm của ngôi nhà thì không nên bố trí đường hầm gara quá gần đường giao thông, rất dễ nguy hiểm vì khi đi từ hầm lên trên mặt đất mà gặp đường giao thông đột ngột dễ xảy ra tai nạn, đặc biệt với nhà phố khoảng cách rất gần đường.
2. Để an toàn và tạo ra độ ma sát, đường xuống hầm phải được thiết kế những rãnh xẻ, chống trơn kết hợp vật liệu hoàn thiện bề mặt. Với độ dốc của hầm, cần bố trí cắt nước ở đầu và cuối dốc. Nước sẽ không thấm được xuống hầm.
3. Khi thiết kế cần chú ý tới độ dốc sao cho an toàn. Theo tiêu chuẩn xây dựng, đường dốc của gara xuống hầm không được dốc quá 15% - 20% so với chiều sâu của hầm.Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dốc phải đảm bảo cho phương tiện giao thông. Khi làm đường dốc cho gara cần lưu ý tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm.
4. Đối với garage ôtô, kích thước tối thiểu phải là 3 m x 5 m đối với xe 4 chỗ loại nhỏ, hoặc 3 m x 5,5 m đối với xe 4 chỗ loại thân dài.
5. Tường và trần trát phẳng, dùng loại sơn dễ lau chùi, chống bám bẩn. Sàn sử dụng vật liệu có độ chống mài mòn và chống trơn, và đặc biệt là dễ cọ rửa.
6. Nên sử dụng bóng đèn neon hoặc compact để đủ ánh sáng và tiết kiệm điện. Thông gió trong garage là rất quan trọng. Ngoài cửa thông gió tự nhiên, nên bố trí thêm quạt thông gió để hút khói xe và có thể cả mùi xăng dầu ra ngoài.
7. Không để chất dễ cháy nổ trong garage. Nên thiết kế tủ chuyên dụng để chứa hoá chất, dụng cụ sửa xe. Lắp đặt hệ thống báo khói và báo cháy là điều cần thiết vì garage thường là nơi dễ cháy nổ nhất.
1. Đường đi của xe khi vào garage hạn chế uốn lượn hoặc cắt ngang lối đi bộ của ngôi nhà. Nếu thiết kế gara ở tầng hầm của ngôi nhà thì không nên bố trí đường hầm gara quá gần đường giao thông, rất dễ nguy hiểm vì khi đi từ hầm lên trên mặt đất mà gặp đường giao thông đột ngột dễ xảy ra tai nạn, đặc biệt với nhà phố khoảng cách rất gần đường.
2. Để an toàn và tạo ra độ ma sát, đường xuống hầm phải được thiết kế những rãnh xẻ, chống trơn kết hợp vật liệu hoàn thiện bề mặt. Với độ dốc của hầm, cần bố trí cắt nước ở đầu và cuối dốc. Nước sẽ không thấm được xuống hầm.
3. Khi thiết kế cần chú ý tới độ dốc sao cho an toàn. Theo tiêu chuẩn xây dựng, đường dốc của gara xuống hầm không được dốc quá 15% - 20% so với chiều sâu của hầm.Chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc mặt đường dốc phải đảm bảo cho phương tiện giao thông. Khi làm đường dốc cho gara cần lưu ý tránh trường hợp ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi xe lên xuống hầm.
4. Đối với garage ôtô, kích thước tối thiểu phải là 3 m x 5 m đối với xe 4 chỗ loại nhỏ, hoặc 3 m x 5,5 m đối với xe 4 chỗ loại thân dài.
5. Tường và trần trát phẳng, dùng loại sơn dễ lau chùi, chống bám bẩn. Sàn sử dụng vật liệu có độ chống mài mòn và chống trơn, và đặc biệt là dễ cọ rửa.
6. Nên sử dụng bóng đèn neon hoặc compact để đủ ánh sáng và tiết kiệm điện. Thông gió trong garage là rất quan trọng. Ngoài cửa thông gió tự nhiên, nên bố trí thêm quạt thông gió để hút khói xe và có thể cả mùi xăng dầu ra ngoài.
7. Không để chất dễ cháy nổ trong garage. Nên thiết kế tủ chuyên dụng để chứa hoá chất, dụng cụ sửa xe. Lắp đặt hệ thống báo khói và báo cháy là điều cần thiết vì garage thường là nơi dễ cháy nổ nhất.
Nguồn : http://kientrucgiathinh.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét